Các lớp Cá - Bài 33. Cấu tạo trong của cá chép

Nguyễn Văn Minh

1.so sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét.

2.nêu vòng đời của trùng sốt rét?

3.em hãy trình bày đặc điễm cấu tạo,dinh dưỡng,sinh sản của thủy tức?

4.em hãy nêu vòng đời của sán lá gan?vì sao trâu,bò nước ta mắc bệnh sán lá gan

5.nêu tác hại của giun đũa đối với sức khẻo của con người?nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người

6.a)để mở vỏ trai để quan sát bên trong thể trai thì ta phải làm gì?trai chết thì mở vỏ tại sao?

b)hãy giải thích tại sao:

+mài mặt ngoài của vỏ trai thì có mùi khét

+ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ

+ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang và da của cá

7.nêu một số tập tính ở mực?tại sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp

8.em hãy kể tên các đại diện của lớp giáp xác?nêu vai trò của lớp giáp xác?

9.hệ tiêu hóa và bài tiết của châu chấu có quan hệ với nhau như thế nào?vì sao hệ tuần hoàn của sâu bọ đơn giản khi hệ thống ống khí phát triển?vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành

10.để bảo vệ nguồn cá thì ta phải làm gì

cô bé nghịch ngợm
26 tháng 12 2016 lúc 20:38

1.So sánh trùng kiết lị và sốt rét:

-Giống nhau:

+Cấu tạo giống trùng biến hình.

-Khác nhau:

+Trùng kiêt lị có chân giả ngắn.

+Trùng sốt rét không có chân giả và không bào.

+Trùng kết lị dinh dưỡng bằng không bào tiêu hóa.

+Trùng sốt rét dinh dưỡng qua màng cơ thể.

Bình luận (0)
cô bé nghịch ngợm
26 tháng 12 2016 lúc 20:42

2.Vòng đời trùng sốt rét:

Trùng sốt rét có trong tuyến nước bọt của muỗi Anôphen, muỗi chích, vào máu người, kí sinh trong hồng cầu, dinh dưỡng và sinh sản rất nhanh, tiếp tục vòng đời.

Bình luận (0)
cô bé nghịch ngợm
26 tháng 12 2016 lúc 20:59

3. Thủy tức:

-Hình dạng ngoài và di chuyển:

+Cơ thể có trụ dài, có đối xứng tỏa tròn, gồm 2 phần:

+Phía dưới là đế bám: bám vào giá thể.

+Phía trên có lỗ miệng: xung quanh miệng có tua miệng.

+Thủy tức có 2 kiểu di chuyển: kiểu sâu đo và lộn đầu.

-Dinh dưỡng:

+Bắt mồi bằng tua miệng *(nhờ tế bào gai).

+Tiêu hóa mồi trong khoang ruột *(nhờ tế bào mô cơ tiêu hóa).

+Thải bã qua lỗ miệng.

+Hô hấp qua thành cơ thể.

-Sinh sản:

+Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi và tái sinh.

+Sinh sản hữu tính *(khi kiếm thức ăn).

4. -Vòng đời:

-Trứng -> ấu trùng có lông(k/s trong ốc) -> ấu trung có(kén sán) -> bám vào cỏ ->sán trưởng thành(k/s trong gan,mật trâu bò)-> theo phân (ra ngoài)-> rồi tiếp tục vòng đời.

-Trâu bò nước ta mắc bệnh vì trâu bò ăn cỏ ko sạch, môi trường sống ô nhiễm, khi ăn cỏ ấu trùng trong ốc lẫn trong cỏ khiến trâu bò ăn vào bị mắc bệnh.

Bình luận (0)
cô bé nghịch ngợm
26 tháng 12 2016 lúc 21:07

5.Tác hại của giun đũa:

-Gây tắc nghẽn ống mật.

-Đau bụng.

-Sự tranh giành thức ăn diễn ra.

-Tắc nghẽn đường hô hấp.

Biện pháp:

-Ăn chín uống sôi.

-Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

-Thường xuyên giữ sạch vệ sinh cá nhân.

-Sử dụng đồ ăn sạch, tươi ko bị ôi thiu.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
26 tháng 12 2016 lúc 22:24

Câu 10:

Trả lời:

Không săn bắt cá bừa bãi, không làm ô nhiễm môi trường nước, không được làm ảnh hưởng đến thức ăn của cá,....

Bình luận (0)
cô bé nghịch ngợm
27 tháng 12 2016 lúc 13:30

6.-Để mở vỏ trai ra ta luồn lưỡi dao qua khe vỏ cắt cơ khép vỏ trước cơ khép vỏ bị cắt sẽ tự động mở ra.

-Trai chết vỏ tự mở ra vì do dây chằng có tính đàn hồi và cơ khép vỏ không hoạt động nữa.

-Mài mặt ngoài vỏ trai có mùi khét vì lực ma sát từ vỏ khi bị cọ sát vào một vật gì đó sẽ gây ra mùi khét.

-Giai đoạn trứng ấu trùng trùng mang trai mẹ:

+Được trai mẹ bảo vệ.

+Sử dụng thức ăn của trai mẹ và ô xi từ trai mẹ.

-Giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá:

+Được cá đưa đến nơi xa (phân bố nòi giống).

+Được cá bảo vệ.

Bình luận (0)
cô bé nghịch ngợm
27 tháng 12 2016 lúc 13:34

7.Tập tính:

-Phun mực vào đối thủ.

-Mực bơi nhanh nhưng được xếp vào cùng nghành với ốc sên bò chậm chạp vì nó có đủ các đặc điểm của nghành thân mềm.

Bình luận (0)
cô bé nghịch ngợm
27 tháng 12 2016 lúc 13:42

8. -Các đại diện của lớp giáp xác: mọt ẩm, con sun, rận nước, chân kiếm, cua, tôm, ghẹ, ba khía, tép,...

-Vai trò:

+Có lợi:

Thực phẩm cho động vật.

Thực phẩm cho con người.

Làm thực phẩm để xuất khẩu.

Làm sạch môi trường nước.

+Có hại:

Truyền bệnh giun sán.

Có hại cho công trình dưới nước.

Có hại cho giao thông đường thủy.

Kí sinh gây hại cá.

Bình luận (0)
cô bé nghịch ngợm
29 tháng 12 2016 lúc 8:52

9.-Hệ tiêu hóa có mối quan hệ với hệ bài tiết rất quan trọng. Hệ bài tiết giúp châu chấu nhận và giữ chất dinh dưỡng của thức ăn còn hệ bài tiết giúp châu chấu thải cặn bã từ thức ăn.

-Hệ tuần hoàn sâu bọ đơn giản hơn khi hệ thống ống khí phát triển vì khí ôxi chỉ lấy vào từ lỗ hở và đưa khí ra từ ống khí phân nhánh.
-Châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới lớn lên thành con trưởng thành vì lớp vỏ cơ thể kém đàn hồi nên khi lớn lên vỏ cũ phải bong ra để hình thành vỏ mới lớn hơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Văn Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Thư
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hoàng Minh Khánh
Xem chi tiết
Linh Dinh
Xem chi tiết
Nguyễn phương thu
Xem chi tiết
Không Cần Tên
Xem chi tiết
Tan Phat Tran
Xem chi tiết
Phạm Nga
Xem chi tiết