Lớp Bò sát - Bài 38. Thằn lằn bóng đuôi dài

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Ngọc Lan

1.Kể tên 4 đại diện của lớp bọ sát

2.Liệt kê một số lợi ích của bọ xát?Cho ví dụ?

3.Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng?

4. Trình bày rõ đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?

5. Nêu đặc điểm chung của lớp Bò sát?

Giúp mình với !

B.Thị Anh Thơ
27 tháng 4 2020 lúc 13:08

Câu 1:

Cá sấu, tuatara, thằn lằn, rắn, đồi mồi, rùa, ba ba,...

Câu 2:

Lợi ích:

+ Làm thực phẩm

+ Dược liệu

+ Mỹ nghệ, trang trí, nguyên liệu

+ Tiêu diệt sâu bọ có hại

Câu 3:

- Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

+ Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.

+ Cổ dài: tăng khả năng quan sát.

+ Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.

+ Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.

+ Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.

+ Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

Câu 4:

- Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn là :

+ Phổi có cấu tạo phức tạp hơn phổi ếch, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.

+ Xuất hiện cơ liên sườn giúp tăng hiệu quả hô hấp do tăng thể tích lồng ngực.

+ Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn nên giàu oxi hơn.

+ Xuất hiện thận sau và trực tràng có khả năng hấp thu lại nước, hạn chế mất nước.

+ Não trước và tiểu não phát triển nên thực hiện nhiều hoạt động phức tạp hơn.

+ Mắt có thể cử động xoay, có thể nhìn thấy xung quanh khi đầu không cử động. Mi thứ ba giúp mắt không bị khô mà vẫn nhìn được.

Câu 5:

- Bò sát thích nghi với đời sống hoàn toàn trên cạn:

- Da khô, có vảy sừng

- Cổ dài

- Màng nhĩ nằm trong hốc tai

- Chi yếu có vuốt sắc

- Phổi có nhiều ngăn

- Tim có vách hụt (trừ cá sấu), máu nuôi cơ thể là máu pha

- Thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng

- Là động vật biến nhiệt


Các câu hỏi tương tự
Khang 12.Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết
Minh châu
Xem chi tiết
Nobita Pda
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Ma Ác
Xem chi tiết
Tuan Ngovantuan
Xem chi tiết
Yến Nhi
Xem chi tiết
Xin giấu tên
Xem chi tiết
Trang
Xem chi tiết