1.Hoà tan hoàn toàn 26,4g hỗn hợp gồm M và muối cácbonat của nó (biết M thuộc nhóm IIA) vào dd HCl vừa đủ, thu được 13,44l hỗn hợp khí và khối lượng dd sâu phản ứng tăng 16,8g
a. Tính tỉ khối của hỗn hợp khí so với metan
b. Xác định M
2. Giải thích tại sao:
a. Khi điều chế khí HCl phải dùng muối NaCl tinh thể và axit H2SO4 đậm đặc
b. Không dùng bình thủy tinh để đựng dd HF
c. Khi điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm thường lẫn khí HCl. Để làm sạch khí Cl2 người ta thường dẫn quá dd nào? Vì sao?
Câu 1 :
a,
m tăng = m hỗn hợp - m khí
\(\Rightarrow m_{khí}=26,4-16,8=9,6\left(g\right)\)
\(\Rightarrow n_{khí}=0,6\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\overline{M}_{khí}=16\Rightarrow D_{khí/CH4}=1\)
b,
Gọi a là mol H2, b là mol CO2
Giải hệ phương trình :
\(\left\{{}\begin{matrix}a+b=0,6\\2a+44b=9,6\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,4\\b=0,2\end{matrix}\right.\)
\(M+2HCl\rightarrow MCl_2+H_2\)
\(MCO_3+2HCl\rightarrow MCl_2+CO_2+H_2O\)
\(\Rightarrow n_M=0,4\left(mol\right);n_{MCO3}=0,2\left(mol\right)\)
m hỗn hợp = 26,4g
\(\Rightarrow0,4M+0,2\left(M+60\right)=26,4\)
\(\Rightarrow M=24\left(Mg\right)\)
Câu 2 :
a, \(NaCl+H_2SO_{4_{\text{đậm đặc }}}\rightarrow Na_2SO_4+2HCl\)
Dùng NaCl tinh thể và H2SO4 đậm đặc để khí HCl sinh ra không
tan trong nước
b, Không dùng bình thủy tinh đựng HF vì HF có thể ăn mòn thủy tinh
\(SiO_2+4HF\rightarrow SiF_4+2H_2O\)
c, Dẫn khí Cl2qua bình chứa dd NaCl vì NaCl sẽ giữ khí HCl lại