Hướng dẫn soạn bài Hoán dụ

Sách Giáo Khoa

1.Em hiểu các từ ngữ im đậm dưới đây như thế nào?

a/

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Hoàng Trung Thông)

b/

Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

(Ca dao)

c/

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

(Tố Hữu)

2. Giữa bàn tay với sự thật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?

3.Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.

Phan Thùy Linh
25 tháng 4 2017 lúc 9:38

1.

- Bàn tay: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động; - Một, ba: vốn là những từ biểu thị số lượng cụ thể, ở đây được dùng để biểu thị chung về số lượng ít (một), số lượng nhiều (ba), không còn mang ý nghĩa số lượng cụ thể, xác định nữa; - Đổ máu: dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh. 3. - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng; - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng; - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Bình luận (0)
Kagome
13 tháng 3 2018 lúc 14:20

a) " Bàn tay " chỉ người lao động → lấy bộ phận gọi toàn thể.

b) " Một " chỉ sự đơn độc, không đoàn kết.

" Ba " chỉ sự đoàn kết.gọi

→ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

c) " đổ máu " chỉ chiến tranh → lấy dấu hiệu của sư vật để gọi sự vật.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đức Nhật Huỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Ank Tkư
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh Mai
Xem chi tiết
anhdung do
Xem chi tiết
Mỹ Lâm
Xem chi tiết
Trang Đỗ Mỹ
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
Trần Hiền
Xem chi tiết
Chip Châu
Xem chi tiết