1.Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào ?
2.Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi
3. Hãy nêu đặc điểm chung và vai trò phát triển của động vật nguyên sinh? Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người
4.Hãy nêu đặc điểm chung và vai trò ngành ruột khoang? Kể tên các đại diện ruột khoang có thể gặp ở có thể gặp ở địa phương em
5. Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào ?
6. Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
7. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và cách di chuyển của gin đũa
8. Nếu giun đũa thiếu lớp cỏ cuticun thì số phận của chúng sẽ như thế nào ?
Giúp mình đi 3 ngày nữ mình kiểm tra rồi
1.Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào ?
+Dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau:
-Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu.
+Trùng sốt rét và trùng kiết lị khác nhau:
- Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
2.Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi
Vì:Do miền núi người dân có trình độ dân trí chưa được cao, thiếu hiểu biết về sốt rét, chưa được tiếp cận với các đợt phun thuốc diệt muỗi, lăng quăng và đặc biệt là do ở miền núi điều kiện cho muỗi anophen hình thành và phát triển.
3. Hãy nêu đặc điểm chung và vai trò phát triển của động vật nguyên sinh? Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người
+Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống;
- Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi hơi hoặc tiêu giám. Sinh sản vô tính theo kiêu phân đôi.
+Vai trò của động vật nguyên sinh:
-Có lợi:
-Làm thức ăn cho động vật ở môi trường nước
-Có ý nghĩa về mặt địa chất
+Có hại:
-Gây bệnh cho con người và động vật
+Một một số động vật nguyên sinh gây bệnh cho con người,động vật:Trùng roi,Trùng Amip,...
4.Hãy nêu đặc điểm chung và vai trò ngành ruột khoang? Kể tên các đại diện ruột khoang có thể gặp ở có thể gặp ở địa phương em
+Đặc điểm chung của nghành ruột khoang:
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn - Ruột dạng túi - Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai - Sống dị dưỡng - Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo +Những động vật ruột khoang có thể gặp ở địa phương em là:thủy tức,sứa,hải quỳ,...5. Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào ?
+Sán lá gan có cấu tạo để thích nghi với đời sống kí sinh:
+ Cơ thể dẹp, hình lá, + Mắt lông bơi tiêu giảm + Các giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. + Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh. + Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.6. Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
Vì: trâu, bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian của sán lá gan. Ngoài ra, trâu bò nước ta uống nước và ăn cỏ ngoài thiên nhiên có nhiều kén sán.
7. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và cách di chuyển của gin đũa
Cấu tạo ngoài:
+ Hình trụ dài 25 cm
+ Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giúp giun
không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non
người.
Cấu tạo trong:
+ Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát
triển
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức
+ Ống tiêu hóa thẳng: từ lỗ miệng hậu môn
+ Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc.
Cách di chuyển:Hạn chế,chi co duỗi cơ thể chui rúc trong môi trường kí sinh.
8. Nếu giun đũa thiếu lớp cỏ cuticun thì số phận của chúng sẽ như thế nào ?
Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột người
Nếu thiếu lớp vỏ cuticun thì giun đũa sẽ bị tiêu hóa như những thức ăn khác