Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
d ) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
-Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn đã làm cho quá trình cắt xe địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
-Do mưa nhiều nên sông ngòi nước ta có lượng mưa lớn, hơn nữa sông nước ta còn nhận một lượng nước lớn từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ.
-Do quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi giàu phù sa.
-Do mưa theo mùa nên sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa.