Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn phương thảo

1chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945) đã đem lại hậu quả gì cho nhân loại ?

em cần rút ra nhiệm vụ gì cho bản thân?

2trình bày khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó?

3nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng mười nga 1917 ?

4nêu tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918-1929

5nét nổi bật ở châu âu nước mĩ giữa 2 cuộc chiến tranh. cách giải quết

trả lời theo câu giúp mik với ạ

lương thanh tâm
30 tháng 12 2018 lúc 21:43

Câu 1:

Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai

“Kẻ gieo gió phải gặt bão" - chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a. Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Câu 2:

Năm 1929. cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.
Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.
Câu 3:

Đối với nước Nga :

Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga . Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .

Đối với thế giới :

Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức . Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước

Câu 4:

Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và thất bại đều bị suy sụp về kinh tế.

Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước tư bản trong những năm 1918-1923 (điển hình là ở Đức).

Kết quả: Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước tư bản châu Âu. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế đẻ lãnh đạo cách mạng – Quốc tế củng cố nền thống trị => Kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng.


lương thanh tâm
30 tháng 12 2018 lúc 21:49

Câu 5:

TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939 * Mặt trận nhân dân ở Tây ban Nha thành lập vào 2-1936 Kinh tế : -Kinh tế phát triển phồn thịnh -Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chình quốc tế. Xã hội: - 1918 nước Đức bị khủng hỏang do bại trận . - 9-11-1918 tổng bãi công nổ ra ớ Béc lin dẫn Mỹ và châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) Dẫn tới nền kinh tế, tài chính bị chấn động; nạn thất nghiệp , nghèo đói tràn lan. - Nhân dân bị bóc lột, thất nghiệp. - Tồn tại nhiều bất công, phân biệt chủng tộc. - Tháng 5/1921, Đảng cộng sản Mỹ thành lập. - Châu âu đến khởi nghĩa vũ trang , Xô viết đại biểu được thành lập . - Tháng 12-1918 đảng Cộng sản Đức thành lập . *Hạn chế : thành quả cách mạng rơi vào tay tư sản . I. Nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX II. Nước Mỹ trong những năm 1929 -1939 Hoàn cảnh: - Cuối tháng 10/1929, nước Mĩ lâm vào khủng khoảng kinh tế. Khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933: Trong thập niên 20 của thế kỉ XX : I. Châu Âu trong những năm 1918-1929 II. Châu Âu trong những năm 1929-1939 *Chủ nghĩa phát xít thất bại ở Pháp : -Tháng 5-1935 Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít thành lập bao gồm Đảng công sản , Đảng xã hội và nhiều đảng phái khác . *Khi đó: -Anh , Pháp,Mỹ thoát khỏi khủng hỏang bằng chính sách cải cách kinh tế – xã hội . - Đức – Ý – Nhật phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để chia lại thế giới . + Đưa Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. + Duy trì được chế độ dân chủ tư sản. * Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức : -Ngày 30-1-1933 đưa Hít le -lãnh tụ Đức Quốc xã lên nắm chính quyền, biến Đức thành lò lửa chiến tranh . - Đảng Cộng sản kiên quyết đấu tranh nhưng không thành công . - Cuối năm 1932, Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra chính sách * Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929-1939 - Cao trào cách mạng dâng cao. - Nhiều đảng Cộng sản ra đời ở Đức, Hung ga ri, Pháp, Anh, Ý. -Ngày 2-3-1919 Quốc tế thứ III- Quốc tế Cộng sản thành lập ở Mát x cơ va. -Phong trào công nhân phát triển. Cách mạng 11-1918 ở Đức: Những nét chung: Quốc tế cộng sản thành lập: CHÍNH SÁCH MỚI * Công lao: thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới. - CAO TRÀO CM 1918-1923 - QUỐC TẾ CỘNG SẢN THÀNH LẬP - Xuất hiện 1 số quốc gia mới -1918-1923 :kinh tế suy sụp , nền thống trị của giai cấp tư sàn không ổn định do cao trào cách mạng bùng nổ. -1924- 1929 :chính quyền tư sản đẩy lùi cao trào cách mạng, củng cố nền thống trị . -Từ 1924: sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng. * Nguyên nhân : - Khủng hỏang kinh tế thừa do sản xuất ồ ạt , chạy theo lợi nhuận năm 1924-1929 . - Nền kinh tế các nước tư bản phát triển quá mức .
Huỳnh lê thảo vy
31 tháng 12 2018 lúc 8:36

2CUỘC KHỦNG HOẢNG:

Năm 1929. cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.

*HẬU QUẢ:
Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.

3,

Đối với nước Nga :

Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga . Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .

Đối với thế giới :

Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức . Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước

4,

Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và thất bại đều bị suy sụp về kinh tế.

Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước tư bản trong những năm 1918-1923 (điển hình là ở Đức).

Kết quả: Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước tư bản châu Âu. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế đẻ lãnh đạo cách mạng – Quốc tế củng cố nền thống trị => Kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Thư Lê
Xem chi tiết
nguyenthithanhvan
Xem chi tiết
Thi Huynh
Xem chi tiết
Minh Trang Trần
Xem chi tiết
Phùng Việt Anh
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Tùng Cheese
Xem chi tiết
Kagamine Len
Xem chi tiết