Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
- Câu thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ : So sánh ngang bằng
- Cho thấy : Tình cảm yêu thương của người cha , người mẹ đối với con cái.
- Qua biện pháp tu từ so sánh ngang bằng , ta thấy :
+ Công lao của người cha dành cho con rất to lớn , vĩ đại , cao như núi Thái Sơn .
+ Nghĩa của mự dành cho con cũng thật rộng lớn , vĩ đại , mênh mông , như biển Đông rộng lớn
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Bn HOÀNG PHƯƠNG OANH đáng lẽ nên ghi là chủ ra và phân tchs tác dụng của biện pháp tu từ
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trong câu thơ trên có sử dụng so sánh ngang bằng. Tác giả đã cho người đọc người nghe thấy tình cảm của cha mẹ dành cho con. Tấm lòng của cha dành cho con vĩ đại, mong con có cuộc sống tốt đẹp được thể hiện qua câu thơ " Công cha như núi Thái Sơn". Tình cảm của mẹ bao ra như biển rộng không gì sánh bằng. "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", cha mẹ luôn dành cho con những gì tốt đẹp nhất và muốn con được hạnh phúc, no ấm như những người khác. Thà chịu khổ cực còn hơn để con mình phải chịu mệt nhọc, cực khổ.
Chúc bạn học tốt!
Trình bày như của Nguyễn Phương Linh và dung phan là đầy đủ ý nhất còn Trần Việt Hà trình bày không được đẹp với lại bài làm mang tính viết tắt. Đây là cảm thụ văn học chứ đâu phải nêu ý ra đâu