Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằngba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”
Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do đó mà thôi.
Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp cấu crucs trong 2 câu:"Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con".
Câu 2: Em có đồng ý với ý kiến:"Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình" không? Vì sao?
từ tình cảm ông Sáu và bác Ba của truyện ngắn 'chiếc lược ngà hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sự đồng cảm và chia sẻ của mỗi người trong cuộc sống hiện nay
“ Ba mẹ có thể sinh con ra, nhưng không thể sống thay con được. Ba mẹ có thể đặt cho con một cái tên đẹp nhưng sẽ không tạo nên danh tiếng thay con. Ba mẹ yêu thương con hơn bất cứ thứ gì trong đời, nhưng những lời con nói với thế giới này ba mẹ sẽ không nói thay”.
( Trích con là một thực thể tách rời- Đặng Nguyễn Đông Vy in trong tập Hãy tìm tôi giữa cánh đồng- NXB hội nhà văn 2012)
- Em hiểu thế nào là một thực thể tách rời, hãy giải thích.
- Nêu nội dung của đoạn văn trên
Cảm nhận tình đồng đội của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
…. Bà ngoại nó vừa vuốt tóc vừa dỗ:
-Cháu của ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một cây lược.
Con bé lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo:
– Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! – Nó nói trong tiếng nấc, vừa nói vừa từ từ tụt xuống.
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, SGK ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1. (0,5đ): Nhân vật nó được nhắc tới trong đoạn trích trên là ai?
2. (1 đ): Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích trên nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống đó là gì?
3. (0,5đ): Xét về mục đích nói, câu: Ba mua cho con một cây lược nghe ba! Thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?
4. (2đ): Từ văn bản Chiếc lược ngà và hiểu biết xã hội, trong khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình trong xã hội hiện nay.
Có một người cha trước khi chết gọi ba người con trai đến bên giường, đưa cho họ một bó tên và bảo: Các con thử bẻ bó tên này xem ai có thể bẻ gãy được.
Cả ba người con đều lấy hết sức bình sinh để bẻ những bó tên vẫn không gãy một chiếc nào. Người cha cầm lấy bó tên tháo ra và lần lượt bẻ từng chiếc một. Trong phút chốc cả bó tên đã bị bẻ gãy…
(Truyện ngụ ngôn Người cha và bó tên)
Từ câu chuyện trên em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) bàn về tình đoàn kết trong gia đình và cộng đồng.
Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ đầy thú vị của em với ba người lính trong ba thời kì: Người lính thời kì chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu), người lính thời kì chống Mĩ qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) và người lính thời bình qua bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy)