2)
A – Mở bài
Huy Cận viết bài thơ Đoàn thuyền đánh cá năm 1958 tại Hồng Gai (Quảng Ninh). Tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp của miền Bắc trong những năm đầu cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, bài thơ là một tiếng hát ca ngợi lao động đánh cá trên biển, ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả hùng vĩ, bao la.B – Thân bài
Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi (khổ thơ 1) Hoàng hôn xuống biển cả Cảnh “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” đẹp một cách hùng vĩ : Mặt trời như hòn lửa “lặn” xuống biển mà vẫn còn rực cháy. Sóng biển là then cài, màn đêm là cánh cửa. Cửa đã sập, then đã cài (Sóng đã cài then, đêm sập cửa), một ngày đã chấm dứt, bắt đầu một đêm. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi Đêm bát đầu là bát đầu cảnh lao động của người ngư dân : “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Tiếng hát của những người đánh cá như cũng cùng với gió khơi làm căng thêm buồm, đưa đoàn thuyền đánh cá chạy nhanh ra khơi xa. “Câu hát càng buồm cùng gió khơi”, một sự mở đầu của một đêm lao động vui, hào hứng và khẩn trương. Cảnh lao dộng đánh cá trên biển cả bao la, hùng ui và giàu có (các khổ thơ 2, 3, 4, 5, 6) Biển giàu có Cá thu, một loại cá quý ở biển, nhiễu như đoàn thoi (Cá thu biển Đông như đoàn thoi). Từ sự ví von (cá thu như đoàn thoi), tạo nên một sự liên tưởng ý vị :REPORT THIS AD
+ Cá đi trên biển là cá dệt biển :
“Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”.
+ Cá vào lưới là cá dệt lưới :
“Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi !”.
Biển hừng vĩ, công việc lao động đánh cá thật hùng tráng Biển hùng vĩ với gió, trăng, mây, với chiều cao, chiều rộng, chiều sâu :“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển”.
Công việc lao động đánh cá trên biển thật hùng tráng :+ Thuyền đánh cá có gió làm lái, trăng làm buồm và lướt giữa cái mênh mông bao la của trời, biển, giữa mây cao và biển bằng.
+ Công việc đánh cá là thăm dò tài nguyên của biển (dò bụng biển), là :
“Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
Biền dẹp và ân tình ; công việc lao dộng đánh cá đầy thi vị lãng mạn và hết sức hào hùng Biển đẹp và ân tình :+ Biển đẹp. Đó là cái đẹp “lấp lánh” của những con cá biển : “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”.
Con cá song đã đẹp, lại càng đẹp trong một cảnh biển đẹp :
“Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở : sao lùa, nước Hạ Long”.
+ Biển ân tình như lòng mẹ :
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”.
Công việc lao động đánh cá trên biển đầy thi vị lãng mạn và hết sức hào hùng :+ Cảnh lao động đánh cá đấy thi vị lãng mạn :
REPORT THIS AD
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”.
– Cảnh lao động đánh cá hết sức hào hùng :
“Ra đậu dậm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”.
Cảnh đoàn thuyền đánh cá từ khơi xa trở về (khổ thơ cuối) a) Đoàn thuyền đánh cá trở về Tác giả lặp lại câu thơ ở khổ thơ đầu “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” làm cho khổ thơ cuối giống như một điệp khúc trong một bài hát. Đoàn thuyền ra đi hào hứng, khẩn trương. Đoàn thuyền trở vế cũng vẫn tinh thần ấy : khẩn trương, hào hứng. Một hình ảnh được xây dựng theo lối khoa trương (Đoàn thuyền chạy đua cùng mật trời), nói lên vẻ đẹp hùng tráng và nhịp điệu lao động khẩn trương của đoàn thuyền đánh cá trên đường về. b) Bình minh trên biển cả Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn trên biển và kết thúc bài thơ là cảnh bình minh trên biển :“Mặt trời đội biển nhô màu mới”
Một sự so sánh ngầm (ẩn dụ) táo bạo, bất ngờ và thú vị. Nó gắn bó công việc lao động đánh cá với thiên nhiên đất trời :“Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
c – Kết bài
Đoàn thuyên đánh cá là một khúc hát ngợi ca lao động đánh cá trên biển của người ngư dân làm chủ cuộc đời và biển cả, ngợi ca biển cả bao la, hùng vĩ, giàu và đẹp. Miêu tả một cảnh lao động trên biển cả trong đêm, bài thơ đầy ánh sáng, tiếng hát và con người thì lồng lộng giữa trời cao, biển rộng. Bài thơ là một bức tranh đẹp và là một bài ca hào hùng về thiên nhiên và con người, về biển cả và lao động.