1. *Trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc vì:
Sự xuất hiện của máy móc trong xã hội tư bản không cải thiện đời sống công nhân, thậm chí nhờ đó mà bọn chủ tăng cường bóc lột công nhân. Họ tưởng rằng chính máy móc là nguyên nhân của tình trạng làm họ khổ. Vì vậy họ trút căm thù và máy móc. Phong trào đập phá nổ ra mạnh mẽ trong thập niên đầu tiên thế kỉ XIX ở Anh, sau đó lan sang các nước Pháp, Đức, Bỉ. Mặt khác, giai cấp công nhân chưa có tổ chức, ý thức giai cấp chưa rõ ràng để tổ chức đấu tranh dưới hình thức khác.
Mặt khác: Giai cấp công nhân chưa có tổ chức, ý thức giai cấp chưa rõ ràng để tổ chức đấu tranh dưới hình thức khác.
3. *Nhận xét về đặc điểm chung của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.
- Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
Thời gian | Những phát minh |
Năm 1830 | Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước được chế tạo ở Anh, chạy trên đường lát đá. |
Năm 1807 | Phơn-tơn - Kĩ sư người Mĩ, đóng được tàu thuỷ chạy bằng hơi nước đầu tiên. |
Năm 1814 | Xti-phen-xơn (người Anh) chế tạo được đầu máy xe lửa chạy trên đường sắt, kéo nhiều toa với tốc độ nhanh. |
Năm 1836 | Hơn 500 tàu thuỷ hoạt động ở các hải cảng của Anh. |
Năm 1870 | Độ dài đường sắt trên thế giới tăng từ 332 km lên tới khoảng 200 000 km. |
Thế kỉ thứ XIX |
- Trong nông nghiệp, có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác: Sử dụng rộng rãi máy móc, phân hoá học. - Trong lĩnh vực quân sự, sản xuất được nhiều vũ khí mới: Đại bác, súng trường, chiến hạm vỏ thép, ngư lôi, khí cầu… |
Cuối thế kỉ thứ XIX | Phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm nhanh, rẻ; nhiều máy chế tạo công cụ ra đời; nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng trong công nghiệp (than đá, dầu mỏ,...); máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. |
1/ Trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân tiến hành đập phá máy móc và đốt công xưởng. Vì:
- Người công nhân phải làm việc trong điều kiện làm việc rất tồi tàn, những nhà máy, công xưởng khói bụi, ẩm thấp,... trong thời gian từ 12 – 16 giờ/ngày với đồng lương chết đói.
=> Những mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản nảy sinh và ngày càng gay gắt.
- Họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản dưới hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Hình thức đấu tranh trên chứng tỏ: giai cấp công nhân mới chỉ đấu tranh tự phát. Họ chưa ý thức được kẻ thù và mục tiêu đấu tranh của mình. Họ cho rằng nguyên nhân của sự những đau khổ ấy là do máy móc, công xưởng mà ra.
2/ Những thành tựu chủ yếu của khoa học -kĩ thuật thế kỉ 18
Tháng 1 năm 1879, tại phòng thí nghiệm của mình tại Menlo Park, Edison đã chế tạo bóng đèn điện sợi đốt đầu tiên. Đèn phát sáng khi dòng điện đi qua dây tóc mỏng platin đặt trong một bóng thủy tinh hút chân không để chống ôxy hóa. Lúc đó, đèn chỉ cháy trong vài giờ. Chiếc đèn hiệu quả đầu tiên dùng dây tóc là sợi vải tẩm carbon. Trưa ngày 21 tháng 10 năm 1879, mẫu đèn đầu tiên của Edison đã cháy trong 45 giờ. Ngày hôm sau Edison bắt đầu thí nghiệm mới dùng bìa các tông tẩm carbon làm dây tóc. Cuối cùng, sau bao sự tìm tòi miệt mài không ngừng nghỉ, vào ngày 31 tháng 12 năm 1879, Edison đã công bố phát minh đèn sợi đốt của mình trước công chúng và làm thay đổi hoàn toàn thế giới lúc đó.
Ngày 29/11/1877, ông giới thiệu với công chúng phát minh đầu tiên của mình là chiếc máy hát quay tay. Chiếc máy quay đĩa đầu tiên của ông ghi lại âm thanh trên các trụ bọc thiếc cho chất lượng âm thanh thấp và nó phá hủy luôn đường rãnh ghi âm khi nghe lại nên chỉ có thể nghe được một lần. Bằng cách quấn các lá thiếc quanh ống trụ, và nhờ một mũi kim dao động theo các rung động của âm thanh tạo ra các đường rãnh có độ sâu khác nhau trên các thiếc ông đã ghi lại được bài hát “Mary had a little lamb”. Và bằng cách sử dụng một cây kim và màng rung, Edison đã tái hiện được bản thu âm.
Vào thế kỷ XIX, để có được bản sao hợp đồng, tài liệu, nhiều ngành nghề tốn khá nhiều thời gian, công sức. Chính vì thế, Edison suy nghĩ tạo ra một thiết bị có động cơ điện nhỏ giúp ích trong việc tạo bảng mẫu in ấn. Edison phát minh ra tiền thân của súng xăm - bút nén khí stencil. Edison được cấp bằng sáng chế cho chiếc máy này vào năm 1876. Nó sử dụng một cây gậy nghiêng với một cây kim thép để xuyên thủng giấy cho việc in ấn. Điều quan trọng nhất là nó là một trong những thiết bị đầu tiên có hiệu quả dùng để chép các tài liệu .
3/
- Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh đấu bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách "chia để trị" để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân.
- Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm sâu sắc, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra:
+ Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920).
+ Ở Phi-líp-pin, cuộc Cách mạng 1896 - 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
+ Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ờ Ta-keo (1863 - 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.
+ Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.
+ Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương bùng nổ và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 - 1896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài 30 năm (1884 -1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp...
Tình hình chung của các nước ĐNA cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
- Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.
- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.
Đặc điểm chung
+Diễn ra sôi nổi
+Các hình thức đấu tranh:vô sản và dân chủ tư sản.
+Đều bị các nc đế quốc xâm lược.
+Phong trào diễn ra mạnh mẽ.
Câu 1:
Trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân tiến hành đập phá máy móc và đốt công xưởng. Vì:
- Người công nhân phải làm việc trong điều kiện làm việc rất tồi tàn, những nhà máy, công xưởng khói bụi, ẩm thấp,... trong thời gian từ 12 – 16 giờ/ngày với đồng lương chết đói.
Suy ra: Những mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản nảy sinh và ngày càng gay gắt.
- Họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản dưới hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Hình thức đấu tranh trên chứng tỏ: giai cấp công nhân mới chỉ đấu tranh tự phát. Họ chưa ý thức được kẻ thù và mục tiêu đấu tranh của mình. Họ cho rằng nguyên nhân của sự những đau khổ ấy là do máy móc, công xưởng mà ra.