1. Từ là gì?
2. Em hiểu thế nào là từ mượn, từ thuần việt?
3. Em hãy nêu cách viết các từ mượn và nguyên tắc mượn từ.
4. Nghĩa của từ là gì? Nêu các cách giải thích nghĩa của từ.
5. Nêu từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
6. Nêu các lỗi dùng từ đã học.
7. Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Cho VD.
8. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa từ ghép và từ láy.
9. Xét các từ sau: sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. Tìm từ muợn tiếng Hán, từ mượn phương Tây, từ có nguồn gốc Ấn Âu đã được viết hóa.
10. Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Người Việt Nam ta - con cháu Vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
a) Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
b) Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc.
c) Tìm thêm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
1_ Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu.Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ )... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.
2. Từ Mượn :(là từ vạy ,mượn,ngoại lai)
-là nhữn ngôn ngữ nước khác đc nhập vào ngôn ngữ của ta để biẻu thị sự việc đặc điểm hình tượng mà ngôn ngữ của ta không có từ thick hợp để diễn tả .
Từ Thuần Việt :
là từ do nhân dân ta sáng tạo ra
3. Em hãy nêu cách viết các từ mượn và nguyên tắc mượn từ.
Cách viết từ mượn :
Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối với nhau
Nguyên tắc mượn từ
Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.Gìn giữ văn hóa dân tộc
Nghĩa của từ là gì?
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.
Các cách giải thích nghĩa của từ: Có 2 cách
- Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị - Giải thích bằng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ được giải thíchNêu từ nhiều nghĩa :
Chân:
Nghĩa gốc : Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng.
Nghĩa chuyển- Phần dưới cùng, phần gốc của một vật.
-Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng.
- Địa vị, chức vị của một người.
Mũi: + Nghĩa gốc: Phần nhô cao theo trục dọc của mặt, giữa trán và môi trên, trong đó có phần phía trước của hai lỗ vừa để thở, vừa là bộ phận của cơ quan khứu giác. -Nghĩa chuỷen: -Phần nhọn hoặc nhọn và sắc ở đầu một vật (mũi kim, mũi kéo, mũi dao). -Phần đất nhọn nhô ra biển, sông (mũi Cà Mau, mũi đất). -Hướng triển khai lực lượng, phần lực lượng quân đội tiến lên trước (cánh quân chia thành ba mũi, mũi quân thọc sâu vào lòng địch).(...)hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ có nhiều nghĩa:
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đâu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.
- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,…
- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.
10. Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Người Việt Nam ta - con cháu Vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
a) Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
b) Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc.
c) Tìm thêm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
a) Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép. b) Những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác... c) Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu con cháu, anh chị, ông bà: anh em, cậu mợ, cô dì, chú bác, ...3. Việc vay mượn từ ngữ là một nhu cầu tự nhiên trong quá trình phát triển của đời sống. Đây cx là một cách để làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ của dân tộc. Tuy nhiên ko đc lạm dụng tù mượn. Có những từ mượn có nghĩa tương đương từ thuần Việt phù hợp vs văn cảnh , mục đích giao tiếp.
Các từ mượn có nguồn gốc Ấn- Âu thường gồm nhiều tiếng , nếu chưa đc Việt hó thì khi viết cần có dấu gạch nối giữa các tiếng.
4. Nghĩa của từ là :
Một từ bao giờ cx gồm hai mặt là hình thức và nội dung . Nội dung cuat từ là nghĩa mà từ đó biểu thị ( sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ,... )
Các cách giải nghĩa của từ:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoạc trái nghĩa vs từ cần giải thích.
1/ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu