1, Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 9 , tập 1 có đoạn văn :
" Chàng đi chuyến này , thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu , mặc áo gấm trở về quê cũ , chỉ xin ngày trở về mang theo được hai chữ bình yên , thế là đủ rồi (1) . Chỉ e việc quân khó liệu , thế giặc khôn lường (2) . Giặc cuồng còn lẩm lút, quân triều còn gian lao (3) . Rồi thế trẻ che chưa có , mà mùa dưa chín quá kì , khiến cho tiện thiếp băn khoăn , mẹ hiền lo lắng (4) . Nhìn trăng soi thành cũ , lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa , trông liễu rủ bãi hoang , lại thổn thức tâm tình , thương người đất thú (5) ! Dù có thư tín nghìn hàng , cũng sợ không có cánh hồng bay bổng (6) ".
Trong câu văn trên nằm trong văn bản nào ? Của ai ? Hãy kể tóm tắt những chi tiết khiến cho văn bản ấy mang đậm yếu tố truyền kì và nêu ý nghĩa cửa nhưng chi tiết đó ?
2, Khi chép lại bài thơ " Sang thu " của Hữu Thỉnh có bạn chép những câu đầu tiên như sau :
Đã nhận ra hương ổi
Thổi vào trong gió se
Bạn đã chép sai những từ nào ? Việc chép sai như vậy có ảnh hưởng tới ý nghĩa của câu thơ không ? Vì sao ?
1, Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 9 , tập 1 có đoạn văn :
" Chàng đi chuyến này , thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu , mặc áo gấm trở về quê cũ , chỉ xin ngày trở về mang theo được hai chữ bình yên , thế là đủ rồi (1) . Chỉ e việc quân khó liệu , thế giặc khôn lường (2) . Giặc cuồng còn lẩm lút, quân triều còn gian lao (3) . Rồi thế trẻ che chưa có , mà mùa dưa chín quá kì , khiến cho tiện thiếp băn khoăn , mẹ hiền lo lắng (4) . Nhìn trăng soi thành cũ , lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa , trông liễu rủ bãi hoang , lại thổn thức tâm tình , thương người đất thú (5) ! Dù có thư tín nghìn hàng , cũng sợ không có cánh hồng bay bổng (6) ".
Trong câu văn trên nằm trong văn bản nào ? Của ai ? Hãy kể tóm tắt những chi tiết khiến cho văn bản ấy mang đậm yếu tố truyền kì và nêu ý nghĩa cửa nhưng chi tiết đó ?
-> Những câu văn được trích trong văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương " của nhà văn Nguyễn Dữ
Chi tiết truyền kì | Ý nghĩa |
- Phan Lang có công thả rùa mai xanh ( vợ của vua biển Nam Hải ) nên khi chạy giặc , bị đắm thuyền , chàng đã được Linh Phi cứu sống , đưa về thuỷ cung - Vũ Nương vì thuỳ mị nết na , tư dung tốt đẹp cho nên khi tự vẫn ở sông Hoàng Giang , nàng đã được các nàng tiên rẽ nước đưa về thuỷ cung - Trương Sinh lập đàn giải oan ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang , Vũ Nương hiện về gữa dòng , ngồi trên kiệu hoa , theo sau là năm mươi chiếc xe , cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông , nói vài lời vọng vào rồi biến mất |
- Thể hiện ước mơ và quan niệm của nhân dân về cách sống ở hiền gặp lành , lối sống có trước có sau , đền ơn trả nghĩa người cứu giúp mình - Thể hiện mong ước của nhân dân về cuộc sống của người ở hiền gặp lành - Kết thúc có hậu , Vũ Nương đã được minh oan , hoàn thiện nhân cách cao thượng , giàu lòng hi sinh của người phụ nữ . Mặc dù vậy chi tiết này vẫn không làm mất di cái bi kịch tiềm ẩn đằng sau vẻ lung linh huyền ảo |
2, Khi chép lại bài thơ " Sang thu " của Hữu Thỉnh có bạn chép những câu đầu tiên như sau :
Đã nhận ra hương ổi
Thổi vào trong gió se
Bạn đã chép sai những từ nào ? Việc chép sai như vậy có ảnh hưởng tới ý nghĩa của câu thơ không ? Vì sao ?
-> Bạn đã chép sai từ : "đã" và từ "thổi " . Việc chép sai như vậy làm ảnh hưởng tới nội dung ý nghĩa của câu thơ
- Bỗng : chỉ sự ngạc nhiên , bất ngờ . Từ " đã " thể hiện một sự hiển nhiên như quy luật
- Phả : chỉ sự lan toả của hương ổi trong không gian . Từ " thổi " thể hiện một làn hơi mạnh rồi nahnh chóng tan đi chứ không để lại dư âm