1,
Diễn Biến :
- Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương và giành thắng lợi. Sau đó lan rộng ra khắ miền Nam và miền Trung củaTrung Quốc.
- Ngày 29 tháng 12 năm 1911, Chính Phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm tổng thống và ban hành hiến pháp.
-Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
-Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
-Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
-Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất Tính chất :
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để (Vì chưa thủ tiêu giai cấp Phong Kiến,không đựng chạm đến các đế quốc đang xâm lược và chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho người dân). 2, Các nét chính:
- Dưới sự tác động của Cách mạng tháng Mười và cao trào cách mạng thế giới, phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhưng không đồng đều giữa các nước.
- Phong trào có nhiều điểm mới : phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt về về tổ chức và mục tiêu đấu tranh ; khuynh hướng vô sản xuất hiện ; sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở một số nước.
Chúc bạn học tốt ^^2,
Một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:
- Phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc:
+ Mục tiêu đấu tranh: đòi tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong trường học,…
+ Một số chính đảng tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội như: Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai,…
- Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành:
+ Một số Đảng Cộng sản được thành lập như: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5-1920); Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin (1930).
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi, quyết liệt như: khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 -1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam,…
1, Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á
Hạn chế:
+Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất
Tính chất :
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để (Vì chưa thủ tiêu giai cấp Phong Kiến,không đựng chạm đến các đế quốc đang xâm lược và chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho người dân).
2,
Một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:
- Phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc:
+ Mục tiêu đấu tranh: đòi tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong trường học,…
+ Một số chính đảng tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội như: Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai,…
- Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành:
+ Một số Đảng Cộng sản được thành lập như: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5-1920); Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin (1930).
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi, quyết liệt như: khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 -1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam,…
nhiều ao đào thả cá,trai không thả mà tự nhiên có tại sao?
1,
Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)
Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời từ cuối thế kỉ XIX và đã lớn mạnh lên rất nhiều vào đầu thế kỉ XX. Họ bị tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm. Dựa vào các cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị của mình. Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.
Tôn Trung Sơn sinh năm 1866 ở tỉnh Quảng Đông, trong một gia đình nông dân. Năm 13 tuổi, ông đến học ở Hô-nô-lu-lu (Ha-oai) vì có người anh buôn bán ở đấy. Sau đó, ông tiếp tục học ở Hồng Công, rồi học y khoa ở Quảng Châu, Ông đã đi nhiều nước trên thế giới, có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Âu-Mĩ một cách có hệ thống. Đứng trước nguy cơ đất nước bị xâm lược ngày càng nghiêm trọng, ông nhìn rõ thấy sự thối nát của chính quyền Mãn Thanh nên sớm nảy nở tư tưởng cách mạng lật đổ triều Thanh, xây dựng một xã hội mới.
Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh. Hoa Kiều ở nước ngoài cũng nhiệt liệt hưởng ứng phong trào. Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn từ châu Âu về Nhật Bản, hội bàn với những người đứng đầu các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất lực lượng thành một chính đảng. Tháng 8-1905, Trung Quốc Đồng minh hội-chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời.
Tham gia tổ chức này có trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, cùng một số ít đại biểu công nông. Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội, dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Mục tiêu của Hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hộ, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản. Tôn Trung Sơn và nhiều nhà cách mạng khác đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang.
Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh” Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng.
Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
Ngày 29-12-1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng) họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống, đứng đầu là Chính phủ lâm thời. Tại đại hội này, Hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân, nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân như đã ghi trong Cương lĩnh của Đồng minh hội.
Trước thắng lợi bước đầu của cách mạng, một số người lãnh đạo Đồng minh hội chủ trương thương lượng với Viên Thế Khải-một đại thần của triều đình Mãn Thanh. Theo thỏa thuận, sau khi đã ép buộc vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn phải từ chức (2-2912), ngày 6-3-1912 Viên Thế Khải tuyên bố nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc. Trên thực tếm cách mạng đến đây chấm dứt. Các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.
Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quố, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.