Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huỳnh Minh Phát

1. Cách mạng Tân Hợi (1911) có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?

2. Trình bày nội dung và kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị

3. Phân tích vì sao cuộc Duy Tân Minh Trị có sức cuốn hút các nước châu Á noi theo, trong đó có Việt Nam.

4. Trình bày tình hình Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939

5. Vì sao sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất phong trào độc lập dân tộc lại diễn ra mạnh mẽ ở Đông Nam Á ? Trình bày những nét lớn của phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á (1918 - 1939) ?

6. Trình bày nguyên nhân bùng nổ và kết cục của chiến tranh Thế giới thứ hai. Qua kết cục của Chiến tranh Thế giới thứ hai, em có suy nghĩ về hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại.

m.n ơi giúp e với yeuvui

Nguyễn Thị Mai giúp mk với ok

Thảo Nguyễn
7 tháng 12 2016 lúc 21:32

1. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ptriển ở Trug Quốc. - chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộg hòa ra đời và có ảh hưởng lớn tới phog trào giải phóg dâ tộc Châu Á.

Thảo Nguyễn
7 tháng 12 2016 lúc 21:47

2. - NBản cuối TK XX bị chủ nghĩa phươg tây nhòm ngó, xâm lược. -Chế độ phog kiến suy yếu. - Tìh hìh đó NB bắt buộc pải chọn 1 trog 2 con đườg: +Bị biến thàh thuộc địa. +Cah tân ptriển đất nc. - Thág 1-1868, cải cách duy tân mih trị đc tiến hàh trên các mặt: + kih tế: thi hàh nhiều cải cách như thốg nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộg đất của gcấp PK, tăg cườg ptriển ktế Chủ nghĩa tbản ở nôg thôn, xây dựg cơ sở hạ tầg, đườg xá.. phục vụ gthôg liên lạc. +Chíh trị, XH: bãi bỏ chế độ nôg nô, đưa quý tộc tsản và đại tsản lên nắm chíh quyền. +Gdục: thi hàh chíh sách bắt buộc, chú trọg ndung khoa học-kĩ thuật, cử hsinh ưu tú đi hk ở phươg tây. +Quân sự: đc tổ chức và huấn luyện theo kiểu Phươg tây, chế độ nghĩa vụ thay chế độ trưg bih. Sxuất vũ khí, côg nghiệp đóg tàu đc chú trọg. -Kết quả: Nb thoát khỏi trở thàh thuộc địa, ptriển thàh 1 bc tư bản chủ nghĩa.

Thảo Nguyễn
12 tháng 12 2016 lúc 14:10

3.vì cuộc Duy Tân Minh Trị đã đưa nc Nhật từ 1 nc PKiến trở thàh 1 nc tbản ptriển vì thế NBản thoát khỏi sự đô hộ của các nc Phươg Tây nên nhiều nc Châu Á muốn noi theo , trog đó có VN. -Đầu TK XX các sĩ phu yêu nc ở VN tiêu biểu là Phan Bội Châu muốn noi theo con đg ở NBản để cứu nc và chủ trươg Đôg Du nên đã cử 1 số thah niên yêu nc sag Nhật hk.

Thảo Nguyễn
16 tháng 12 2016 lúc 17:14

6. Cuộc ctranh thế giới t2 đã lm 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương hay tàn phế. Nếu sống trong tgian đó chắc chắn chúg ta sẽ rất căm thù chiến tranh vì đó là cuộc ctrah phi nghĩa mà thất bại hoàn toàn thuộc về kẻ đã gây ra nó, k ai khác chíh là bọn Đức , bọn chúng chỉ vì lợi ích riêng tư hay thù hận đối vs các nc thắg trận trog cuộc chiến trah thế giới nhất và 1 phần của cuộc khủg hoảng ktế 1929-39 nên đã đi theo con đường phát xít. Chúg tuyên truyền phục thù trong lòg người dân để người dân ủng hộ chúng và tất nhiên sau khi hít-le nên nắm chính quyền hắn đã biến biến nc Đức thành 1 nc sặc mùi chiến tranh. kết cục của chiến tranh đã cho ta thấy rõ tội ác của của bọn chúg, khiến cho bao người dân vô tội phải chịu hậu quả nặng nề. Với tôi, tôi là 1 con người yêu hòa bìh và căm thù chiến trah, tôi nghĩ chiến tranh thế giới thứ 2 là k nên có.

Thảo Nguyễn
16 tháng 12 2016 lúc 17:49

5. Chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào độc lập diễn ra mạnh mẽ ở Nam á vì sau chiến tranh thì trật tự thế giới đc chia lại, nhiều nc Châu Á bị xâm chiếm nên các nc đều muốn có độc lập=> phong trào diễn ra mạnh mẽ để giải phóng dân tộc của ách đô hộ. * nét lớn của phong trào độc lập dân tộc Đông nam Á(1918-1939): - TÌNH HÌNH CHUNG: a, Khái quát chung: Đầu Tk XX hầu hết các nc ĐNÁ đều là thuộc địa( trừ Thái Lan). - Sau cảch mạng phong trào cần vương thì tầng lớp trí thức muốn vận động cách mạng theo lối dân chủ tư sản. b,nguyên nhân: Chủ nghĩa thực dân tăng cườg áp bức bóc lột thuộc địa. - do ảnh hưởg cuộc cách mạg thág 10 nga. c, Nét mới: Giai cấp vô sản trưởng thàh. - các đảng cộng sản ra đời. - các phong trào tiêu biểu: +kởi nghĩa Xu-ma - tơ - ra ở In- đô- nê- xi- a. + xô viết nghệ tĩnh ở VN. d, Kết quả: Các phong trào bị đàn áp. - từ phong trào thì cá Đảng cộng dản ra đời, lạnh đạo nhân dân đtranh. - phong trào vô sản phát triển mạnh. - phong trào cách mạng dân chủ tư sản phát triển mạnh hơn trc. -xuất hiện các chính đảng có ảnh hưởng XH rộng lớn. * PHONG TRÀO ĐỘC Lập DÂN TỘC Ở 1 SỐ NC ĐNÁ: - phong trào ở Đông Dương diễn ra sôi nổi, phong phú, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia tiêu biểu: lào,cam- pu- chia,VN. - phong trào cách mạng ĐNÁ hải đảo cũng diễn ra sôi nổi, tiêu biểu nhất là ở In- đô- nê- xi-a. - tóm lại sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùg nổ cách mạng ĐNÁ chưa giành thắng lợi nhất định và từ 1940 trở đi chủ yếu là chống phát xít Nhật.

 

Thảo Nguyễn
16 tháng 12 2016 lúc 17:55

Câu trả lời 6 thêm vào chỗ chiế tranh thế giới thứ 2 đã làm 60 triệu người chết,90 triệu người bị thương : vật chất thiệt hại gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ 1. -Thêm ở đoạn cuối cùg: ...k nên có. Đó là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá dữ dội nhất trong lịch sử loài người.

Thảo Nguyễn
16 tháng 12 2016 lúc 18:14

4. NB những năm 1929-39: *cuộc khủng hoảng ktế 1929-1939: cuộc khủng hoảng ktế 1929-39 đã giáng 1 đòn nặg nề vào nền ktế NB. - từ 1828-39 côg nghiệp giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%, số người thất nghiệp lên tới 30 triệu. - phong trào đtranh của quần chúnv lên cao. * Chủ nghĩa phát xít ra đời: - để thoát khỏi cuộc khủng hoảng thì NB đã phát xít hoá bộ máy chính quyền,gây chiến tranh xâm lc thuộc địa. - những năm 30 của TK XX thì chế độ phát xít đc thiết lập. => nhân loại đứng trc 2 nguy cơ: + chiến tranh thế giới mới. + chủ nghĩa phát xít. * phong trào đtranh của nhân dân lao động NB: - dưới sự lãnh đạo của đảng, nhân dân NB đứng lên đtranh với n` hình thức, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia. - các cuộc đấu tranh tuy thất bại nhưng đã lm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật.

Huỳnh Minh Phát
16 tháng 12 2016 lúc 21:31

Thảo Nguyễn arigatoyeu

Nguyet My
23 tháng 1 2018 lúc 20:55

Kết cục của CTTGLT2

Chủ nghĩa phát xít thất bại

Toàn nhân loại phải chịu hậu quả tàn khốc

60tr người chết 90tr người bị tàn tật

Dẫn đến sự thay đổi căn bản của tình hình thế giới.

Dương dương
8 tháng 11 2018 lúc 12:28

1,

Dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng. Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn. Tháng 8 - 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra Học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập. Dân quyền tự do. Dân sinh hạnh phúc) nhằm “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa. thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”.

Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương (10 - 10 - 1911).

Phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng sang tốt có các tỉnh miền Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên và tiến dán lên miền Bắc Chính phủ Mãn Thanh chỉ còn giữ mấy tỉnh miền Bắc và cuối cùng bị sụp đổ.

Ngày 29 - 12 - 1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Nhưng những người lãnh đạo đã không kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa Viên Thế Khải - vốn là một đại thần nhà Thanh, lên thay Tôn Trung Sơn (tháng 2 - 1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như đã kết thúc

Cách mạng Tán Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

2,

Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị:

Kinh tế: Thống nhất tiền tệ Xoá bỏ đặc quyền ruộng đất. Tăng cường, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn Xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được xóa bỏ Giai cấp tư sản, quý tộc nắm quyền. Giáo dục: Chính sách giáo dục bắt buộc. Chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật Cử sinh viên ưu tú du học phương tây. Quân sự: Quân đội được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương tây. Chế độ nghĩa vụ bắt buộc. Chú trọng sản xuất vũ khí. Chế độ nông nô được xoá bỏ.

Kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị:

Đưa nước Nhật trở thành nước tư bản chủ nghĩa. Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa. 6,- Cuộc Duy tân Minh Trị đã đưa Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu thành một nước tư bản phát triển, vì thế Nhật thoát khỏi sự đô hộ của các đế quốc phương Tây, cho nên nhiều nước châu Á muốn noi theo.
- Đầu thế kỷ XX, các sỹ phu yêu nước việt Nam, tiêu biểu là cụ Phan Bội Châu đã noi theo con đường của Nhật Bản bằng chủ trương Đông Du, đưa thanh niên yêu nước sang Nhật học. 4,Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.

1. Nguyên nhân sâu xa.

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.

2. Nguyên nhân trực tiếp.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ.

- Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc.

- Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới.

- Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới.

Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô. 4,

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản.
So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%. Số người thất nghiệp lên tới 3 triệu. Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.
Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa. giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
Ngay từ năm 1927, Thủ tướng Nhật Bản Ta-na-ca đã đệ trình lên Nhật hoàng bản 'Tấu thỉnh", đề ra kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới : khởi đầu là chiếm Trung Quốc, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản, sau đó là châu Á và cuối cùng là toàn thế giới. Tháng 9 - 1931. Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược nước này với quy mô ngày càng rộng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng rộng rãi bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ Nhật Bản. Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản lan rộng khắp cả nước
Trong những năm 1929 - 1939, cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản. đã diễn ra dưới nhiều hình thức nhằm chống lại quá trình phát xít hóa ở nước này. Cuộc đấu tranh không những lan rộng trong các tầng lớp nhân dân mà còn lôi cuốn cả binh lính và sĩ quan Nhật tham gia. Trong năm 1939 có trên 40 cuộc đấu tranh phản chiến của binh lính và sĩ quan. Cuộc đấu tranh chống phát xít đã góp phần làm chống lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.

6,

Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939):

- Phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc:

+ Mục tiêu đấu tranh: đòi tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong trường học,…

+ Một số chính đảng tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội như: Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai,…

- Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành:

+ Một số Đảng Cộng sản được thành lập như: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5-1920); Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin (1930).

+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi, quyết liệt như: khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 -1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam,…





Các câu hỏi tương tự
Kaneki Ken
Xem chi tiết
My Nguyễn
Xem chi tiết
Pham Phuong
Xem chi tiết
hoa hồng
Xem chi tiết
nguyễn ngọc thúy vi
Xem chi tiết
Hường Thu
Xem chi tiết
Phạm Trà My
Xem chi tiết
Thảo Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết