1, tính hoá trị của nguyên tố chì và nhóm (NO3) trong các hợp chất : PbSO4 và Ba(NO3)2
2, lập CTHH và tính PTK của hợp chất có thành phần như sau:
A,kali và lưu quỳnh (II)
B, nhóm (NH4) (I) và nhóm (NO3)
C, sắt (III) và nhóm hidroxit
D, bạc và nhóm SO4
3/ một hợp chất được tạo bởi 1 nguyên tử nguyên tố M liên kết với 2 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử oxi 2 lần. Tính PTK của hợp chất. Tính NTK của M, cho bik tên và KHHH của M?
4/ một hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử oxi 5 lần. Tính NTK của X cho bik tên và KHHH của X ?
5/bik 1 nguyên tử cacbon có khối lượng 1,9926.10-²³ gam. Hãy tính khối lượng bằng gam của :
A,một nguyên tử bạc
B, 6.10²³ nguyên tử Silic
C, 6,02.10²³ phân tử nước
* Xin giúp mik nhanh nhất có thể (nàolàm đc thì làm)
Bài 5:
\(KL_{1đvC}=\frac{1}{12}KL_C=\frac{1}{12}\times1,9926\times10^{-23}=0,16605\times10^{-23}\left(g\right)\)
a) \(KL_{Ag}=NTK_{Ag}\times KL_{1đvC}=108\times0,16605\times10^{-23}=1,79334\times10^{-22}\left(g\right)\)
b) \(KL_{Si}=NTK_{Si}\times KL_{1đvC}=28\times0,16605\times10^{-23}=4,6494\times10^{-23}\left(g\right)\)
Khối lượng của \(6\times10^{23}\) nguyên tử Silic là:
\(4,6494\times10^{-23}\times6\times10^{23}=27,8964\left(g\right)\)
c) \(KL_{H_2O}=PTK_{H_2O}\times KL_{1đvC}=18\times0,16605\times10^{-23}=2,9889\times10^{-23}\left(g\right)\)
Khối lượng \(6,02\times10^{23}\) nguyên tử nước là:
\(2,9889\times10^{-23}\times6,02\times10^{23}=17,993178\left(g\right)\)
Bài 1:
+) PbSO4
Nhóm SO4 hóa trị II
Gọi a là hóa trị của Pb
Theo quy tắc hóa trị ta có:
\(a\times1=II\times1\)
\(\Leftrightarrow a=2\)
Vậy hóa trị của Pb là II
+) Ba(NO3)2
Ba hóa trị II
Gọi hóa trị của nhóm NO3 là b
Theo quy tắc hóa trị:
\(II\times1=b\times2\)
\(\Leftrightarrow b=1\)
Vậy nhóm NO3 hóa trị I
1)
a) gọi x là hóa trị cần tìm của Pb
áp dụng quy tắc hóa trị có :
x . 1 = II .1
=> x = II
vậy hóa trị của chì là II
b) gọi hóa trị của nhóm (NO3) là y
áp dụng quy tắc hóa trị có
II . 1 = y . 2
=> y = I
vậy nhóm (NO3) có hóa trị I
2.
a) CTHH là K2S
PTK = 39.2 + 32= 110 g/mol
b) cthh là NH4NO3
ptk = 14 + 1.4 + 14 + 16.3 = 80 g/mol
c) cthh là Fe(OH)3
ptk = 56 + ( 16 + 1) .3 = 107 g/mol
d) cthh là Ag2SO4
ptk = 108.2 + 32 + 16.4 = 312 g/mol
Bài 3:
Ta có: \(PTK_{MO_2}=2PTK_{O_2}=2\times32=64\left(đvC\right)\)
\(\Leftrightarrow NTK_M+2NTK_O=64\)
\(\Leftrightarrow NTK_M+2\times16=64\)
\(\Leftrightarrow NTK_M+32=64\)
\(\Leftrightarrow NTK_M=32\left(đvC\right)\)
Vậy M là lưu huỳnh S
Bài 4:
Ta có: \(PTK_{X_2O_3}=5PTK_{O_2}=5\times32=160\left(đvC\right)\)
\(\Leftrightarrow2NTK_X+3NTK_O=160\)
\(\Leftrightarrow2NTK_X+3\times16=160\)
\(\Leftrightarrow2NTK_X+48=160\)
\(\Leftrightarrow NTK_X=\frac{160-48}{2}=56\left(đvC\right)\)
Vậy X là sắt Fe
Bài 2:
a) Gọi CTHH là KxSy
Theo quy tắc hóa trị:
\(x\times I=y\times II\)
\(\Rightarrow\frac{x}{y}=\frac{II}{I}=\frac{2}{1}\)
Vậy CTHH là K2S
\(PTK_{K_2S}=39\times2+32=110\left(đvC\right)\)
b) Gọi CTHH là \(\left(NH_4\right)_x\left(NO_3\right)_y\)
Theo quy tắc hóa trị:
\(x\times I=y\times I\)
\(\Rightarrow\frac{x}{y}=\frac{I}{I}=\frac{1}{1}\)
Vậy CTHH là NH4NO3
\(PTK_{NH_4NO_3}=14\times1+4\times1+14\times1+16\times3=80\left(đvC\right)\)
c) Gọi CTHH là Fex(OH)y
Theo quy tắc hóa trị:
\(x\times III=y\times I\)
\(\Rightarrow\frac{x}{y}=\frac{I}{III}=\frac{1}{3}\)
Vậy CTHH là Fe(OH)3
\(PTK_{Fe\left(OH\right)_3}=56+3\times\left(16+1\right)=107\left(đvC\right)\)
d) Gọi CTHH là Agx(SO4)y
Theo quy tắc hóa trị:
\(x\times I=y\times II\)
\(\Rightarrow\frac{x}{y}=\frac{II}{I}=\frac{2}{1}\)
Vậy CTHH là Ag2SO4
\(PTK_{Ag_2SO_4}=108\times2+32+16\times4=312\left(đvC\right)\)