Học kì 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Phạm Vân Ánh

1. Thế nào là bạo lực học đường

2. Thế nào là cơn tức giận? Cách kiềm chế cơn tức giận?

Bobovàkisskhácnhau Ởđiểm...
23 tháng 12 2018 lúc 19:56

câu 1: Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp mọi công lý; đạo lý làm ảnh hưởng và xúc phạm; trấn áp người khác vì vậy gây nên những tổn thương về mặt tinh thể và thể xác trong phạm vi trường học.

Taehyung Kim
25 tháng 12 2018 lúc 11:38

Câu 1:

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp mọi công lý; đạo lý làm ảnh hưởng và xúc phạm; trấn áp người khác vì vậy gây nên những tổn thương về mặt tinh thể và thể xác trong phạm vi trường học.

Tình trạng bao lực học đường bao gồm những hành vi bạo lực về thể chất như đánh nhau giữa các học sinh, hay là những hình phạt về thế chất trong học đường, bạo lực tinh thần như tấn công lời nói, bạo lực tình dục,… Nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và xã hội cần phải lên tiếng và ngăn chặn về tình trạng trên
Taehyung Kim
25 tháng 12 2018 lúc 11:39

Câu 2:

Tức giận là cảm xúc mà bất cứ ai cũng có thể gặp trong cuộc sống, công việc và các mối quan hệ. Nhưng sau khi tức giận nhiều người vẫn nói “Giá mà mình đừng tức giận”. Đơn giản bởi có rất nhiều điều mà khi tức giận bạn khó lòng mà có thể suy nghĩ một cách thấu đáo để giải quyết. Vì vậy bạn nên trang bị cho bản thân mình kỹ năng kiềm chế sự tức giận.

Cảm xúc của con người do con người tạo ra và nó ảnh hưởng đến mọi hành vi, mọi quyết định liên quan đến cuộc sống của bạn. Có thể chia ra làm 4 nhóm trạng thái cảm xúc cơ bản nhất mà bất kỳ ai cũng thường xuyên phải trải nghiệm như: vui, buồn, sợ hãi, tức giận. Để tạo cho mình kỹ năng kiềm chế sự tức giận, các bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:


1. Rèn luyện nguyên tắc kiểm soát bản thân tránh xung đột mọi lúc, mọi nơi:

- Nuôi dưỡng tư duy cảm xúc tâm hồn

- Trau dồi ngôn ngữ giao tiếp tích cực

- Rèn luyện khả năng chịu áp lực cao

2. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn bằng một trong các cách:

- Uống nước lạnh từng miếng nhỏ

- Phân tán tầm nhìn sang quan sát cảnh, vật tại các nơi khác xung quanh

- Vò giấy trong tay hoặc xé giấy thành các miếng nhỏ

- Hãy đến nơi nào đó vắng hoặc vào phòng bật thật to ti vi và hét cho đến khi thấy nhẹ người.

- Hãy nhắm mắt và xoa tay vào nhau 1 cách chậm rãi, và thở thật đều

- Hãy nói trong tiềm thức "Chuyện này đối với mình quá nhỏ, không thèm chấp"

- Năm chặt tay kiềm chế hành động tiêu cực

- Tập trung năng lượng làm việc hoặc hít thở thật sâu

- Tự phân tích và tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự tức giận trong tiềm thức

Với mỗi người kỹ năng kiềm chế sự tức giận là vô cùng quan trọng. Trong công việc, nếu bạn biết cách kiềm chế tức giận thì nó sẽ mang lại nhiều cơ hội cho bạn hơn cũng như không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với các đồng nghiệp. Trong cuộc sống hàng ngày, chính sự kiềm chế tức giận sẽ giúp bạn bảo vệ các mối quan hệ cũng như được tiếng là khéo léo. Nhưng tùy từng trường hợp mà ứng xử chứ đừng kiềm chế trong tất cả mọi trường hợp bạn nhé!


Các câu hỏi tương tự
Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Huỳnh Tấn Tài
Xem chi tiết
nguyen truong
Xem chi tiết
Ánh Trần
Xem chi tiết
phạm hoàng anh khoa
Xem chi tiết
nguyenyennhi
Xem chi tiết
Thu Hương
Xem chi tiết
nguyenyennhi
Xem chi tiết
Ngọc Huyền
Xem chi tiết