1. Thế nào là ẩn dụ, hoán dụ.
2. Cho đoạn thơ sau:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
a) Các từ vai, miệng, chân, tay, đầu từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển.
b) Từ nào được chuyển theo phương thức ẩn dụ, từ nào được chuyển theo phương thức hoán dụ.
3.Viết đoạn văn từ 7-10 câu có sử dụng phương châm lịch sự.
Giúp mình với mọi người ơi
2)a)
Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, các từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc, các từ vai, đầu được dùng theo nghĩa chuyển.
Nghĩa chuyển của từ vai được hình thành theo phương thức hoán dụ (quan hệ giữa đồ dùng và người sử dụng), từ đầu theo phương thức ẩn dụ (giống nhau về vị trí của sự vật hiện tượng).
3)Vào giờ ra chơi, cô giáo đang chấm bài, Lan bước đến bên cô và nói:(1)
- Thưa cô, em có chuyện này muốn hỏi cô ạ
Cô ngoảnh lại, mỉm cười:(3)
- Em có gì muốn hỏi cô sao?(4)
Lan lúng túng đáp:(5)
- Dạ thưa cô, bài toán này khó quá!(6)Cô có thể hướng dẫn cách làm cho em được không ạ? (7)( phương châm lịch sự)
- Được rồi, chút nữa cô sẽ hướng dẫn em.(8)
Lan reo lên:(9)
- Ôi, Hay quá! (10). Em cảm ơn cô. (11)
- Bây giờ em về chỗ ngồi đi.(12)
Lan hớn hở trả lời: (13)
- Vâng ạ.(14)