Ôn tập lịch sử lớp 7

Yurika Yuki

1. So sánh sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến phương đông và phương tây

2. Tại sao lại xảy ra loạn 12 sứ quân

3. Nhà Lý thành lập trong hoàn cảnh nào? Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Lý

4. Em hiểu như thế nào về chính sách "ngụ binh ư nông"

Ôn Hạo Thiên
29 tháng 12 2016 lúc 11:02

Câu 2: Vì sau khi Ngô Xương Văn mất (965) cuộc tranh chấp giữa các thổ hào diễn ra liên tiếp, đẩy đất nước vào tình trạng chia cắt " Loạn 12 sứ quân"

Câu 3: Hoàn cảnh:

- Năm 1005, Lê Hoàn mất , Lê Long Đĩnh lên ngôi.

- 1009, Lê Log Đĩnh mất

-Triều thần chán ghét nhà Lê

* Sự thành lập:

-Năm 1009, Lý Công Uẩn được suy tôn lên ngôi vua và Lý được thành lập.

Câu 4: Chính sách ngụ binh ư nông:

-Gửi binh vào nông: Gửi binh vào nông nghiệp =)))

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 12 2016 lúc 11:36

4.Ngụ binh ư nông có nghĩa là Gửi binh ở nông: gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định, là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê sơ.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 12 2016 lúc 11:33

1.Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.

Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu):
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: Quân chủ

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 12 2016 lúc 11:34

2.Nguyên nhân của loạn 12 xứ quân xuất hiện từ khi Dương Tam Kha lấy ngôi của nhà Ngô, nhiều nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng thường đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Năm Canh Tuất (950), Tam Kha sai Xương Văn cùng hai tướng Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình. Ngô Xương Văn đi đến nửa đường, dụ hai tướng quay lại lật đổ Dương Tam Kha.
Sau khi lật đổ Dương Tam Kha, Ngô Xương Văn đã không giết Dương Tam Kha mà chỉ giáng xuống cho làm Chương Dương Công. Cùng năm đó (năm 950), Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Tuy nhiên trong thời gian này cái thế lực cát cứ vẫn không chịu quy phục triều đình nên Ngô Xương Văn phải thường xuyên đem quân đi đánh dẹp. Thế lực bị dẹp đầu tiên là Chu Thái. Năm 965 Ngô Xương Văn đem quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình (Sơn Tây). Ông bị phục binh bắn nỏ trúng, tử trận.
Sau khi Ngô Xương Văn chết cháu của ông là Ngô Xương Ngập lên thay ngôi vua nhưng thế lực suy yến phải rút về giữ đất Bình Kiều. Từ 966 hình thành 12 sứ quân, sử gọi là loạn 12 sứ quân. Cho tới năm Mậu Thìn 968, đạo quân của Đinh Bộ Lĩnh sau hàng loạt chiến thắng, thống nhất đất nước, mở ra nhà Đinh. Nhà Ngô kết thúc.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 12 2016 lúc 11:35

3.Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 12 2016 lúc 11:36

3.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
31 tháng 12 2016 lúc 15:57

Câu 3:

- Từ cuối thế kỉ xn, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
31 tháng 12 2016 lúc 15:57

Câu 4:

Đó là một chiến lược đảm bảo một sức mạnh quân sự cần thiết trong khi không làm mất lực lượng lao động. Ở các địa phương, sẽ có những thanh niên trai tráng được huấn luyện như binh lính, thường thì một năm sẽ có một vài kì tập luyện. Trong thời bình, họ vẫn là nông dân nhưng khi chiến sự xảy ra, họ lập tức được huy động vào quân đội.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
31 tháng 12 2016 lúc 15:57

Câu 2:

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương hiệu (939), thực sự đã khôi phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia, chấm dứt 10 thế kỷ Bắc thuộc. Nói như sử cũ, "Ngô Vương Quyền nối lại quốc thống" . Tài năng và uy tín cá nhân đã giúp Ngô Quyền duy trì được một chính quyền tập trung chuyên chế, mặc dù lúc đó vẫn tồn tại ở trong nước nhiều thế lực của các hào trưởng địa phương, có xu hướng cát cứ.

Năm năm sau, Ngô Quyền mất (944). Các con của Ngô Quyền (Xương Ngập, Xương Văn) không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì chính quyền quân chủ tập trung. Dương Tam Kha (em vợ Ngô Quyền) âm mưu cướp ngôi. Các thổ hào, lãnh chúa nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi Xương Ngập (954) và Xương Văn chết (965), triều Ngô thực tế không còn tồn tại, đất nước rơi vào thế hỗn loạn của nhiều tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".

Như vậy sở dĩ có loạn lạc vì triều đình không cai quản được đất nước, tựa như rắn mất đầu vậy ---> loạn ---> để ra đời một Đinh Bộ Lĩnh kiệt xuất và Kinh đô Thăng long của chúng ta sau này.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
31 tháng 12 2016 lúc 15:58

Câu 1:


Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III tr CN đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt ba thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.

Xã hội phong kiến châu Âu:
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau XH phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa .
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị : Quân chủ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
lilyvuivui
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Khoa Holly
Xem chi tiết
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Nozomi Judo
Xem chi tiết
Mai Thị Kim Liên
Xem chi tiết
Mạnh
Xem chi tiết
Dương Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Dương Nguyễn Hải
Xem chi tiết