(1) Nước tiểu là một sản phẩm thải của cơ thể, ngoài nước tiểu ,cơ thể còn thải ra ngoài những sản phẩm thải chủ yếu nào nữa ?Và việc thải những sản phẩm thải chủ yếu đó do các cơ quan nào đảm nhận?
(2) Tại sao chúng ta cần phải uống bù nước và chất điện giải (hay còn gọi là các khoáng chất) khi bị tiêu chảy,...?
(3) Tiêu chảy có thể dẫn đến môi trường trong cơ thể người bệnh bị mất cân bằng .Ngoài nguyên nhân mất cân bằng nội môi do tiêu chảy, có thể còn có nguyên nhân nào liên quan đến hệ bài tiết không ?Tại sao?
(4)Cân bằng nội môi là gì?
(5)Thận có vai trò gì trong cân bằng nội môi?
(6)Hiện tượng mất cân bằng nội môi sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Giúp mình đi, mai mình học dồi
Câu 4 :
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
Câu 5 :
Thận là bộ phận thực hiện làm thay đổi các điều kiện lí hóa của môi trường trong dẫn đến nội môi được cân bằng.
1.
Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là C02, mồ hôi, nước tiểu.
Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :
- Hệ hô hấp thải loại C02.
- Da thải loại mồ hôi.
- Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.
(2)Nước cũng giống như chất đạm, vitamin, là những chất cần thiết cho sự sinh tồn của cơ thể, là vật chất để duy trì hoạt động cơ bản nhất của sự sống. Đồng hành với nước trong cơ thể là chất điện giải hay còn gọi là các khoáng chất. Nước giúp máu lưu thông, đi nuôi cơ thể.
Chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của áp suất thẩm thấu các ion, kali, magiê, phốtphát là những thành phần quan trọng với dịch lỏng trong tế bào. Còn các ion, natri, clo là thành phần không thể thiếu được của huyết tương.
Chính vì vậy khi bị mất nước và chất điện giải, cơ thể sẽ trong tình trạng suy kiệt, nặng hơn người bệnh có thể tử vong.
(1) Khí cacbonic:do hệ hô hấp đảm nhận
Mồ hồi:do các tế bào da đảm nhận
(1)
Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là C02, mồ hôi, nước tiểu.
Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :
- Hệ hô hấp thải loại C02.
- Da thải loại mồ hôi.
- Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.
(4)
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
(5)
Thận là bộ phận thực hiện làm thay đổi các điều kiện lí hóa của môi trường trong dẫn đến nội môi được cân bằng.
(6)
Rất nhiều bệnh tật của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ, nồng độ NaCl trong máu cao (do chế độ ăn có nhiều muối thường xuyên) gây ra bệnh cao huyết áp.
4.CÂN BẰNG NỘI MÔI
- Là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể5.
Vai trò của thận - Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu. - Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… \(\rightarrow\) thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước \(\rightarrow\) uống nước vào. \(\rightarrow\) giúp cân bằng áp suất thẩm thấu. - Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm \(\rightarrow\) thận tăng thải nước \(\rightarrow\) duy trì áp suất thẩm thấu.6. Rất nhiều bệnh của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi.