Bài 40. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Nguyễn Quang Huy

1.Nước tiểu là 1 sản phẩm thải của cơ thể , ngoài nước tiểu,cơ thể còn thải ra ngoài những sản phẩm chủ yếu nào nữa? Và việc thải những sản phẩm thải chủ yếu đó do các cơ quan nào đảm nhận ?

2.Bài tiết là gì ?

3.Tại sao chúng ta cần phải uống bù nươc và chất điện giải(hay còn gọi là các khoáng chất )khi bị tiêu chảy...?

4.Tiêu chảy có thể dẫn đến môi trường trong cơ thể người bệnh bị mất cân bằng.Ngoài nguyên nhân mất cân bằng nội môi do tiêu chảy , có thể còn có nguyên nhân nào liên quan đến hệ bài tiết không?Tại sao?

5.Cân bằng nội môi là gì?

6.Thận có vai trò gì trong cân bằng nội môi?

7.Hiện tượng mất cân bằng nội môi sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Đỗ Nguyễn Phương Thảo
5 tháng 3 2017 lúc 21:11

5.Cân bằng nội môi là gì?

Cân bằng nội môi là một đặc tính của một hệ thống mở để điều kiện môi trường bên trong nhằm duy trì trạng thái cân bằng, thông qua việc điều chỉnh các cơ chế điều hòa cân bằng động khác nhau. Tất cả các sinh vật sống đều duy trì cân bằng nội môi.

Bình luận (1)
Cô Chủ Nhỏ
5 tháng 3 2017 lúc 21:21

4.Tiêu chảy có thể dẫn đến môi trường trong cơ thể người bệnh bị mất cân bằng.Ngoài nguyên nhân mất cân bằng nội môi do tiêu chảy , có thể còn có nguyên nhân nào liên quan đến hệ bài tiết không?Tại sao?

- Tiêu chảy làm cho người bệnh thấy mệt mỏi, môi trường trong cơ thể bị đảo lộn và mất tác dụng.

- Nguyên nhân: do vệ sinh cơ thể ko sạch sẽ, do ảnh hưởng các loại máu khác,..

(ko chắc lắm nha bạn)

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Phương Thảo
5 tháng 3 2017 lúc 21:05

2.Bài tiết là gì ?

Bài tiết là một hoạt động của cơ thể nhằm thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác ra khỏi cơ thể.

_Chúc bạn học tốt_

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Phương Thảo
5 tháng 3 2017 lúc 21:37

6.Thận có vai trò gì trong cân bằng nội môi?

Trả lời: Vai trò của thận trong cân bằng nội môi là:

- Có vai trò quan trọng trong việc duy trì ASTT.

- Thận thải nước khi cơ thể thừa nước, tái hấp thụ nước khi cơ thể thiếu nước, tăng cường tái hấp thu Na+, khi nồng độ Na+ trong máu giảm; thải các chất H+, HCO3, urê, axit uric,...

Mình cũng không chắc đâu nha!!!

Bình luận (4)
Cô Chủ Nhỏ
5 tháng 3 2017 lúc 21:37

7.Hiện tượng mất cân bằng nội môi sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Mât cân bằng nội môi sẽ gây ra biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, các cơ quan, có thể gây tử vong.

Bình luận (0)
Dương Phương Trà
13 tháng 3 2017 lúc 23:00

2. Hằng ngày, cơ thể ta không ngừng lọc và thải ra ngoài môi trường các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng nên gây hại cho cơ thể. Quá trình đó được gọi là bài tiết.

Bình luận (0)
Thanh Thủy
14 tháng 3 2017 lúc 13:15

2. tham khảo của ngô tâm

Bình luận (0)
Musa Fairy Of Music
20 tháng 3 2017 lúc 19:48

2.Bài tiết là quá trình lọc và thải bỏ các chất độc hại từ trong cơ thể ra ngoài

Bình luận (1)
Minh Phương
20 tháng 3 2017 lúc 20:54

1. Ngoài nước tiểu, cơ thể còn thải ra ngoài các sản phẩm thải sau:

CO2: Do hệ hô hấp đảm nhận

Mồ hôi: Do các tế bào ở da

2. Hằng ngày, cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra ngoài môi trường các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất khác được đưa vào cơ thể quá liều lượng nên gây hại cho cơ thể. Quá trình đó được gọi là bài tiết

3. Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất nước và chất điện giải, cơ thể sẽ trong tình trạng suy kiệt, nặng hơn có thể tử vong.

Nếu cơ thể không đủ nước thì chức năng chuyển hóa của toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng như thiếu máu, lơ mơ, suy tuần hoàn. Cơ thể thiếu chất điện giải thì người bệnh sẽ lừ đừ, nôn mửa, co giật, bụng chướng, ruột liệt, rối loạn nhịp tim, ngưng tim, tử vong. Vì vậy phải thường xuyên uống nước. Uống ít một, nhiều lần. Ngoài ra, khi mất nước, cần kịp thời bổ sung các chất điện giải đường uống như nước biển khô hay bột ORELSO.

4. Ngoài nguyên nhân do tiêu chảy, có thể còn có nguyên nhân liên quan đến hệ bài tiết như:

- Mất mồ hôi do lao động nặng, chơi thể thao, thời tiết nóng nực...

~> Vì: Khi rơi mồ hôi, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước nhất định, nếu không kịp thời bổ sung lượng nước đã mất thì nước trong nội tạng sẽ mất đi sự cân bằng. Tế bào trong cơ thể đã ở vào trạng thái mất nước nhẹ. Hầu hết các hoạt động trong cơ thể đều cần đến nước và làm giảm lượng nước sẵn có trong người.

5. Là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể

6. - Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… --> thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước --> uống nước vào. --> giúp cân bằng áp suất thẩm thấu. - Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm à thận tăng thải nước --> duy trì áp suất thẩm thấu. 7. Hiện tượng mất cân bằng nội môi có thể gây ra một số bệnh của người và động vật. Nặng hơn có thể gây tử vong cho người bệnh. VD: Bệnh tiểu đường do nồng độ muối NaCl trong máu quá cao; Tăng huyết áp...
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phác Xán Liệt
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Đan Uyên
Xem chi tiết
@ w @
Xem chi tiết
Kiều Thanh
Xem chi tiết
Phác Xán Liệt
Xem chi tiết
TRần Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Trần Nguyên Vũ
Xem chi tiết
Hải Yến Lê
Xem chi tiết
Linh Dang
Xem chi tiết