Bài 15. Công suất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phúc Hoàng

1) Nung nóng miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng công và miếng nước thay đổi ntn? đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

2) xoa hai bàn tay vào ta thấy nóng. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạg nào? đây là thực hiên công hay truyền nhiệt.

3) tại sao nồi,xoong thường làm bằng kim loại, còn bát,đĩa thường làm bằng sứ.

4) tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày?

5) tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh đầy lại dễ vỡ hơn rót vào cốc thủy tinh mỏng?

6) tại sao về mùa lạnh sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? có phải nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ hay không?

7) tại sao về mùa hè ta thường mặc áo có màu sáng mà không có màu sấm tối?

8) một viên đạm dang bay trên cao có những dạng nang lượng nào mà em đã được học?

9) nếu đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn? vì sao?

10) tại sao khi khuấy nước chanh đá, em phải bỏ đường vào khuấy trước khi bỏ đá.

Trung Trần
1 tháng 1 2018 lúc 12:47

1/Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm và nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.
2/Từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
3/Nồi, xoong dùng để nấu chín thức ăn. Làm nồi xoong bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín.

Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.

4/Tác dụng của áo trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp khống khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.
5/Hiện tượng vỡ này bao gồm tập hợp các lý do sau:
1. Thủy tinh truyền nhiệt kém.
2. Tính đàn hồi, biến dạng của thủy tinh thấp.
3. Sự giãn nở vì nhiệt.
4. Hiệu ứng vết nứt.
*Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.
*Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.

6/ Kim loại dẫn nhiệt tốt, miếng gỗ dẫn nhiệt kém. Về mùa đông, nhiệt độ của cơ thể cao hơn nhiệt độ của các vật xung quanh. Vì vậy khi sờ tay vào miếng kim loại thì nhiệt từ tay ta đc truyền rất nhanh sang mặt bàn và phát tán nhanh, tay ta bị mất nhìu nhiệt nên có cảm giác lạnh đi nhìu. Còn khi sờ tay vào miếng gỗ thì nhiệt từ tay ta truyền sang chúng rất chậm và phân tán cũng rất chậm nên tay ta mất ít nhiệt và ko có cảm giác bị lạnh đi.

7/Vì các vật có màu sáng ít hấp thụ các tia nhiệt hơn nên mặc áo trắng vào mùa hè sẽ giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt làm cho ta có cảm giác mát hơn.
8/Một viên đạn đang bay trên cao có 3 loại năng lượng là:
+ Động năng
+ Thế năng
+ Nhiệt năng

9/'ấm nhôm' do ấm nhôm nhận nhiệt nhanh hơn và truyền nhiệt cũng nhanh hơn ấm đất. Nhưng ấm đất sẽ giữ nước nóng lâu hơn .

10/Đơn giản là độ tan của đường trong nước phụ thuộc nhiều vào nhiệt của nước,độ tan giảm khi nhiệt độ giảm.
Do đó nếu bỏ nước đá trước thì nhiệt độ nước giảm do đó độ tan của đường giảm có nghĩa là lượng đường tan trong nước giảm => nước chanh không đủ ngọt.


Các câu hỏi tương tự
xx EXO vô danh xx
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phượng
Xem chi tiết
Nguyen Duc Hieu
Xem chi tiết
Phúc Hoàng
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Mai Hương
Xem chi tiết
Trang Vu Thuy
Xem chi tiết
Hoàng Anh
Xem chi tiết
Tiếng Anh
Xem chi tiết