Đề kiểm tra 1 tiết - Địa lí lớp 9

Love Music Nightcore

1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ?Tại sao thủy lợi là biện phải hàng đầu trong thâm canh ở nước ta ?

2. Trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa của nước ta thừ thời kì 1980 đến nay .Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta?

3.Cơ cấu các lại rừng ở nước ta .Nêu vai trò của các loại rừng

ĐỖ CHÍ DŨNG
10 tháng 10 2019 lúc 22:09

Câu3 :

* Cơ cấu các loại rừng ở nước ta gồm:

- Rừng sản xuất : chiếm hơn 40% sản xuất

- Rừng phòng hộ : chiếm hơn 46% diện tích , gồm rừng đầu nguồn và các con sông vùng ven biển

- Rừng đặc dụng : chiếm hơn 12% , gồm các vườn quốc gia , các khu dự trữ sinh quyển ...

* Vai trò :

+ Rừng đặc dụng : bảo vệ động vật , thực vật quý hiếm

+ Rừng sản xuất : cung cấp gỗ , củi ...

+ Rừng phòng hộ : giữ đất , chống xoái mòn , chắn sóng , chắn cát ...



Bình luận (0)
ĐỖ CHÍ DŨNG
10 tháng 10 2019 lúc 22:14

Câu 1 :

I. Các nhân tố tự nhiên.

1. Tài nguyên đất.

- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp.

- Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính:

+ Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha; thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày; tập trung tại các đồng bằng.

+ Đất feralit: trên 6 triệu ha; thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày; tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên.

2. Tài nguyên khí hậu.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.

- Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao.

=> Ý nghĩa:

+ Thuận lợi: Cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 – 3 vụ lúa và rau màu trong năm, cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

+ Khó khăn: bão, gió tây khô nóng, giá rét, sương muối, sâu bệnh phát triển...

3. Tài nguyên nước:

- Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào.

- Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô à cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.

4. Tài nguyên sinh vật:

Động, thực vật phong phú à là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.

II. Các nhân tố kinh tế – xã hội.

1. Dân cư và lao động nông thôn.

- Lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao, khoảng 60% (năm 2003).

- Người lao động giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo.

2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật.

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng hoàn thiện.

- Công nghiệp chế biến nông sản phát triển à góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh.

3. Chính sách phát triển nông nghiệp.

Các chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển như: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…

4. Thị trường trong và ngoài nước.

- Thị trường được mở rộng à thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu cây trồng.

- Khó khăn:

+ Sức mua thị trường trong nước còn hạn chế.

+ Biến động của thị trường xuất khẩu làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.

Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là :

- Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thâm canh nông nghiệp (cây lúa nước) cần lượng nước nhiều và đều đặn để cây có thể sinh trưởng: nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống.

- Mặt khác, nhiều lưu vực sông, lũ lụt gây thiệt hại lớn về mùa màng -> cần xây dựng hồ chứa, các hệ thống mương rãnh, đắp đê để ngăn lũ và điều tiết nước vào đồng ruộng, đồng thời cung cấp nước tưới vào mùa khô.



Bình luận (0)
ĐỖ CHÍ DŨNG
10 tháng 10 2019 lúc 22:15

Câu 2 :

* Các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002:

Nhìn chung diện tích, năng suất, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người đều tăng lên.

- Sản lượng lúa tăng nhanh nhất, tăng gấp 3 lần (từ 11,6 triệu tấn lên 34,4 triệu tấn).

- Năng suất lúa cũng tăng lên nhanh, gấp 2,2 lần (từ 20,8 tạ/ha lên 45,9 ttạ/ha).

- Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng, gấp 1,9 lần (từ 217 tạ/ha lên 432 tạ/ha).

- Diện tích lúa cũng tăng 1,3 lần (từ 5600 nghìn ha lên 7504 nghìn ha).

Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.

⟹ Có được thành tựu trên là nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, tạo ra nhiều giống lúa mới năng suất cao, chống sâu bệnh, khắc phục hạn chế về tự nhiên (chịu hạn, chịu rét, chịu mặn), phân bón tốt, dịch vụ nông nghiệp phát triển.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hường Lưu Thị Thu
Xem chi tiết
Khương Diệu
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Anh
Xem chi tiết
Dung Nguyen Dang
Xem chi tiết
duong nguyenvan
Xem chi tiết
Đỗ Linh Hương
Xem chi tiết
Trần Bily
Xem chi tiết
Đặng Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết