1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và hậu quả của nó.
2. Quy định về an toan giao thông:
- Với người đi bộ
- Với người đi xe đạp
- Với đường sắt, đường thủy
3. Về văn hóa giao thông:
- Nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ có con,...
- Không bấm còi inh ỏi
- Biết nhường đường, không vượt ẩu,...
- Không chạy xe luồn lách làm ảnh hưởng đến người khác
- Khi xảy ra cọ quẹt phải dừng lại xử lý, không gây gỗ la mắng,...
4. Các loại biển báo giao thông thông dụng
5. Thế nào là cuộc sống hòa bình?
6. Giá trị của cuộc sống hòa bình?
7. Hành động vì cuộc sống hòa bình?
8. Nguyên nhân của sự không bình yên trong em?
9. Biện pháp giúp bản thân trở nên bình yên?
10. Kể tên các nhóm quyền trong công ước LHQ về quyền trẻ em
11. Nêu nội dung từng nhóm quyền
12. Thế nào là trẻ em?
13. Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời năm nào? Việt Nam gia nhập năm nào?
14. Nêu 1 số ví dụ vi phạm quyền trẻ em
15. Nêu những việc làm thực hiện quyền trẻ em
16. Những nghĩa vụ của trẻ em đối với gia đình, nhà trường, xã hội
17. Nêu tầm quan trọng của việc học tập đối với mỗi người
18. Kể các hình thức học tập
19.Những quy định của pháp luật về học tập
20. Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm?
21. Hành vi thế nào là vi phạm pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
22. Quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
23. Hành vi thế nào là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Sách Vnen GDCD lớp 6
Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và hậu quả của nó:
– Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều:
+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.
+ Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các thành phố lớn.
+ Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng với nhiều đường bộ, đường đô thị, dễ gây tai nạn.
+ Quản lý của Nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế
- Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của con người: coi thường pháp luật hoặc không hiểu biết về trật tự an toàn giao thông (đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường và chiều đường quy định, bám nhảy tàu xe…)
* Với người đi bộ: - Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
- Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
- Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
- Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường...
* Với người đi xe đạp:
Một số quy tắc giao thông đường bộ và quy định xử phạt vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
* Với đường sắt, đường thủy:
CSDLVBQPPL Bộ Tư pháp - Về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt