Ôn tập lịch sử lớp 7

Nguyễn Quyên

1. Kể tên những cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XVI. Ý nghĩa?

2. Vì sao hình thành Nam - Bắc Triều? Cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều gây tai họa gì cho nhân dân ta?

3. Em có nhận xét gì về tình hình chính trị xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII?

Phương Thảo
4 tháng 3 2017 lúc 21:17

Vì sao hình thành Nam - Bắc Triều?

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi triều Lê, lập ra triều Mạc (Bắc triều).
- Năm 1533, Nguyễn Kim vào Thanh Hoá lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” và lập ra nhà Lê(Nam triều).
\(\Rightarrow\) Hình thành hai thế lực phong kiến đối lập: Nam – Bắc triều.

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều gây tai họa gì cho nhân dân ta?

- Gây bao đau thương cho dân tộc, tổn hại cho sự phát triển của đất nước và chia cắt đất nước.

Em có nhận xét gì về tình hình chính trị xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII?

Em có nhận xét là :

- Về chính trị : ko ổn định do chính quyền luôn thay đổi , chiến tranh liên tiếp xảy ra .

- Về xã hội : mâu thuẫn giữa nhân dân với địa chủ và nhà nước phong kiến ngày càng trở nên gay gắt , đời sống nhân dân khổ cực .


Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
4 tháng 3 2017 lúc 21:23

1. Kể tên những cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XVI. Ý nghĩa?

Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước : khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội). Nghĩa quân có đến hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm (Hà Nội) uy hiếp kinh thành Thăng Long. Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An và phát triển ra Thanh Hoá. Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo v.v.

2. Vì sao hình thành Nam - Bắc Triều?

Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.
Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều gây tai họa gì cho nhân dân ta?

Trong trận đánh năm 1570, nhân dân Thanh Hoá già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiều. Hàng vạn người bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính, di phu.
Mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất ìà những năm có thiên tai lớn. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa. Nhân dân đói khổ phiêu bạt, tan tác vào Nam ra Bắc, trong cõi Nghệ An đìu hiu, vắng tanh".
Chế độ binh dịch càng đè nặng lên đời sống nhân dân .
Thời gian họ Mạc rút lên Cao Bằng, nhân dân vẫn tiếp tục phải đi lính, đi phu, gia đình li tán.

3. Em có nhận xét gì về tình hình chính trị xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII?

Nhận xét về tình hình trính trị, xã hội nước ta thế kỉ XVI - XVIII:
- Tình hình chính trị, xã hội mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.
- Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến (chiến tranh Nam - Bắc, chiến tranh Trịnh - Nguyễn).
- Các cuộc chiến tranh để lại những hậu quả nghiêm trọng: Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cẳt, kéo dài đén cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và sự tổn hại cho sự phát triển của đất nước.


Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thanh Ngân
Xem chi tiết
Nhật Izonu
Xem chi tiết
Ridofu Sarah John
Xem chi tiết
Hoang Thu Trang
Xem chi tiết
Đỗ Thị Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kiều An
Xem chi tiết
lôi hữu thiên tài
Xem chi tiết
Lê Thị Xuân Niên
Xem chi tiết
Xem chi tiết