1/ Hoàn cảnh, ý nghĩa của việc nhà Trần thay nhà Lý
2/ Chế độ đặc biệt ở nhà Trần
3/ Tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương thời Trần
4/ Chủ trương tuyển chọn quân đội thời Trần
5/ Giáo dục và khoa học- kĩ thuật thời Trần
- Giáo dục:......................................................................................................................................................................
- Khoa học- kĩ thuật:
+ Sử học:.........................................................................................................................................................................
+ Quân sự:......................................................................................................................................................................
+ Y học:..........................................................................................................................................................................
Mọi người giúp em với ạ!!!
3.
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần
4.* Chủ trương, biện pháp:
- Tổ chức quân đội:
+ Quân đội nhà Trần cũng được tổ chức tương tự như nhà Lý, chia thành hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương.
+ Tuy nhiên, quân đội nhà Trần được tổ chức quy củ hơn ở chỗ: mỗi cấp lộ, làng, xã đều có quân đội riêng. Quân các lộ ở đồng bằng là chính binh, miền núi là phiên binh. Ở các làng xã có hương binh. Khi chiến tranh còn có quân đội của các vương hầu.
- Chính sách: Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” vừa đảm bảo được công việc sản xuất vừa đảm bảo về quân đội khi có giặc ngoại xâm đến.
- Chủ trương: “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Đây là điểm mới và đúng đắn của nhà Trần mà những triều đại trước chưa thể làm được.
- Ngoài ra, quân đội còn được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Nhà Trần cử nhiều tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc.
* Kết quả:
- Nhờ những chủ trương và biện pháp trên đã xây dựng được lực lượng quân đội hùng mạnh, có kỉ luật nghiêm minh, có tinh thần đoàn kết. Đây là cơ sở để bảo vệ đất nước, chiến thắng giặc ngoại xâm.
5. Giáo dục- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).
- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.
* Khoa học - kĩ thuật:
- Về lịch sử:
+ Cơ quan chuyên viết sử (quốc sử viện) ra đời, do Lê Văn Hưu đứng đầu.
+ Năm 1272, ông biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.
- Về quân sự: tác phẩm nổi tiếng "Binh thư yếu lược" của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.
- Về y học: Thầy thuốc Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.
- Về thiên văn học: Đặng Lô, Trần Nguyên Đán có nhiều đóng góp đáng kể.
- Về kĩ thuật: cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn có hiệu quả cao trong chiến đấu.
Chúc bạn học tốt!1. * Hoàn cảnh
- Chính quyền trung ương nhà Lý suy yếu.
- Các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi: Nguyễn Nộn (Quốc Oai), Đoàn Thượng (Hồng Châu), Quách Bốc, họ Trần (Thái Bình)...
- Lòng dân ly tán.
* Ý nghĩa nhà Trần thay nhà Lý
- Hợp quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử, triều đại mới thay triều đại cũ.
- Củng cố chế độ trung ương tập quyền, khôi phục chính quyền nhà nước.
- Thống nhất lại nước nhà: nhà Trần có khả năng thống nhất các lực lượng cát cứ, thu phục lại lòng dân.
- Xây dựng, ổn định lại đất nước: nhà Trần dần dần khôi phục và phát triển lại kinh tế, các chính sách mới trong nông nghiệp giúp nền kinh tế nhanh chóng khôi phục và phát triển.
- Tạo nên một lực lượng quân sự hùng hậu, sẵn sàng đấu chọi kẻ thù mạnh nhất thế giới.
Câu 2.
Chế độ đặc biệt nhà Trần
- Chính trị: chế độ Thái Thượng hoàng.
- Nhà nước: Chế độ quân chủ trung ương tập quyền phát triển lên thành quân chủ trung ương tập quyền mang tính chất dòng họ (quân chủ quý tộc).
- Kinh tế: chế độ điền trang thái ấp, đặc biệt là điền trang đây là đất các vương hầu quý tộc cùng dân lưu tán khai hoang, ở đó các vương hầu được cai quản, có chế độ khai thác của riêng mình và được tuyển chọn quân đội của mình.