1. Hoà tan 13g kẽm vào 200ml dung dịch HCl vừa đủ. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng và nồng độ mol chất trong dung dịch sau phản ứng.
2. Cho 7,2g một sắt oxit tác dụng với dung dịch HCl có dư sau phản ứng thi được 12,7g một muối khan. Tìm công thức phân tử của sắt oxit.
nZn=13/65=0,2mol
đổi 200ml=0,2l
pt : Zn + 2 HCl -----> ZnCl2 + H2
npứ: 0,2----->0,4---------->0,2
CM(HCl)=0,4/0,2=2M
CM(ZnCl2) = 0,2/0,2 = 1M
Bài 1:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
\(n_{Zn}=\dfrac{13}{65}=0,2\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{HCl}=2n_{Zn}=2\times0,2=0,4\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow C_{M_{HCl}}=\dfrac{0,4}{0,2}=2\left(M\right)\)
Theo PT: \(n_{ZnCl_2}=n_{Zn}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow C_{M_{ZnCl_2}}=\dfrac{0,2}{0,2}=1\left(M\right)\)
Bài 2:
Gọi CTHH của oxit là FexOy
PTHH: FexOy + 2yHCl → xFeCl\(\dfrac{2y}{x}\) + yH2O
Ta có: \(n_{FeCl_{\dfrac{2y}{x}}}=\dfrac{12,7}{56+35,5\times\dfrac{2y}{x}}=\dfrac{12,7}{56+\dfrac{71y}{x}}\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{Fe_xO_y}=\dfrac{1}{x}n_{FeCl_{\dfrac{2y}{x}}}=\dfrac{1}{x}\times\dfrac{12,7}{56+\dfrac{71y}{x}}=\dfrac{12,7}{56x+71y}\left(mol\right)\)
⇒ \(M_{Fe_xO_y}=\dfrac{m_{Fe_xO_y}}{n_{Fe_xO_y}}=7,2\div\dfrac{12,7}{56x+71y}=\dfrac{403,2x+511,2y}{12,7}\left(g\right)\)
Ta có: \(56x+16y=\dfrac{403,2x+511,2y}{12,7}\)
\(\Leftrightarrow711,2x+203,2y=403,2x+511,2y\)
\(\Leftrightarrow308x=308y\)
\(\Rightarrow\dfrac{x}{y}=\dfrac{308}{308}=\dfrac{1}{1}\left(tốigiản\right)\)
Vậy \(x=1;y=1\)
Vậy CTHH của oxit sắt là FeO