Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Nguyễn Bạch Gia Chí

1) Hãy nêu sự khác nhau và giống nhau giữa truyền thuyết và cổ tích

2)Hãy nêu sự khác nhau và giống nhau giữa ngụ ngôn và truyện cười

Duong Duc Anh
2 tháng 1 2017 lúc 21:19

1. Giong nhau

deu co chi tiet hoang duong,ki ao.deu la chuyen dan gian

Khac nhau

doc,nguoi nghe tin cau chuyen ay co that.Truyen thuyet.

doc,nguoi nghe khong tin la cau chuyen co that.truyen co tich.

Bình luận (0)
_silverlining
4 tháng 1 2017 lúc 8:29

1>*Giống nhau:
+ Đều thuộc thể loại văn học dân gian.( có tính truyền miệng, tính tập thể, tính dị bản )
+ Đều có yếu tố kì ảo hoang đường
*Khác nhau: về nội dung và nghệ thuật
+Về nội dung-ý nghĩa: Truyện cổ tích kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật mồ côi, nhân vật dũng sỹ, nhân vật dì ghẻ...nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện, của công lí. Còn truyện truyền thuyết lại kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử nhằm thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta về nhân vật và sự kiện lịch sử đó.
+Về nghệ thuật:
Truyện cổ tích sử dụng hoàn toàn yếu tố hư cấu
Truyền thuyết thì đan xen giữa yếu tố tưởng tượng, kì ảo hoang đường (Hư cấu ) và yếu tố thực (Chi tiết lịch sử có thật )

2> 1/- Điểm giống nhau :
* Cả hai đều thuộc bộ phận Văn học dân gian và cùng nhóm "truyện dân gian".
* Cả hai đều có cấu tạo ngắn gọcn, mang nghĩa hàm ẩn
2/ Điểm khác nhau :
* Truyện cười :
- Dùng yếu tố gây cười , thú vị , kết thúc bất ngờ.
- Có mục đích : cười cợt, mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu, những quan niệm cổ hủ, ...của con người trong xã hội cũ
* Truyện ngụ ngôn :
- Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người
- Có mục đích giáo dục, khuyên răn, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ,...

Bình luận (0)
Thảo Phương
18 tháng 10 2017 lúc 16:34

a) Giống nhau:
- Đều là truyện dân gian.
- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường…
b) Sự khác nhau:
- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật (dù có yếu tố tưởng tượng kì ảo).
- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, v v…
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật (dù có yếu tố thực tế).
2a) Giống nhau:
- Đều là truyện dân gian.
- Đều chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều người ta muốn răn dạy.
- Có yếu tố gây cười.
i.
b) Sự khác nhau:
-Mục đích:
+ Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Sử dụng cách nói ẩn dụ, ngụ ý.
Mục đích:
+ Gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.Sử dụng cách nói thẳng, trực tiếp.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Darth Vader
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thanh Thuy
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đại
Xem chi tiết
Qynh Nqa
Xem chi tiết
Lê Trần Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Name?
Xem chi tiết
kirito-kun
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Phương Trinh Đào
Xem chi tiết