Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 2

Trần Quỳnh Trang

1- HÃy nêu đặc điểm chung của lớp bò sát

2-cấu tạo ngoài của chim bồ câu ntn để thích nghi vs đời sống bay lượn

3-lớp thú có vai trò gì đối vs đời sống con người

4- giải thích tại sao 1 số động vật xương sống thuộc lớp bò sát , lớp chim, lớp thú là bạn của nhà nông ? cho VD

5- nếu sự phân hoá , chuyên hoá 1 số loại cơ quan trong quá tình tiến hoá của các loài động vật

6-đời sống và quá trình sinh sản của ếch ntn

7- hệ tuận hoàn của chim bồ câu có đặc điểm gì ?

8-biện pháp tiêu diệt sinh vật hại nào là biện pháp đấu tranh sinh học

9-đặc điểm chung và vài trò của lớp chim

huhu cứu vs hicc

Nguyễn Ngô Minh Trí
24 tháng 4 2018 lúc 10:35

1/ Đặc điểm chung của lớp bò sát

- bò sát là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống trên cạn.

+ da khô, có vảy sừng.

+ chi yếu, có vuốt sắc.

+ phổi có nhiều vách ngăn.

+ tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể.

+ thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàn.

+ là động vật biến nhiệt

2-cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

3/Vai trò của lớp thú : -Cung cấp nguồn dược liệu quý : sừng , nhung của hươu , nai ... - Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ có giá trị : Da , lông của hổ , báo ... -Làm vật thí nghiệm : chuột lang , chuột nhắt , khỉ ... - Các loài gia súc như trâu , bò ,lợn... là nguồn thực phẩm quan trọng , một số đóng vai trò sức kéo trong nông nghiệp - Nhiều loài ăn thịt như cầy , chồn , mèo rừng ... có ích vì tiêu diệt các loài gặm nhấm có hại cho nông , lâm nghiệp 4/- Vì một số loài động vật thuộc những lớp này có vai trò bắt sâu bọ, côn trùng, các loài gặm nhấm tàn phá mùa màng, vì vậy nên 1 số loại động vật thuộc lớp này là bạn của nhà nông.

- Một số ví dụ: mèo (lớp thú): bắt chuột; rắn (lớp bò sát) bắt chuột; ếch (lớp lưỡng cư) ăn sâu bọ,.. 5/
Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
24 tháng 4 2018 lúc 10:40

7/ Đặc điểm hệ tuần hoàn của chim bồ câu :

Tim 4 ngăn, hai nửa riêng biệt, máu không pha trộn

Hai vòng tuần hoàn máu nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi)

8/Các biện pháp :

+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại

+ Sử dụng thiên địch trứng ký sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại

+Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật có hại

+Gây vô sinh cho sinh vật gây hại.

9/+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.
+ Vai trò:
Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng
Có hại:
_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
_ Chim là động vật trung gian truyền bệnh

Bình luận (1)
Hoàng Thảo Linh
24 tháng 4 2018 lúc 19:53

1

- bò sát là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống trên cạn.

+ da khô, có vảy sừng.

+ chi yếu, có vuốt sắc.

+ phổi có nhiều vách ngăn.

+ tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể.

+ thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàn.

+ là động vật biến nhiệt.

Bình luận (0)
Hoàng Thảo Linh
24 tháng 4 2018 lúc 19:55

2.

Thân hình thoi (giảm sức cản không khí khi bay), chi trước biến thành cánh (quạt gió, cản không khí khi hạ cánh), lồng ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng (giúp cho cánh chim khi (lang ra tạo nên một diện tích rộng), mỏ sừng (làm cho đầu nhẹ).

Bình luận (0)
Hoàng Thảo Linh
24 tháng 4 2018 lúc 19:56

3.

Vai trò của thú:

- Cung cấp nguồn dược liệu quý ( xương hổ, sừng hươu,.....)

- Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ ( da, lông của hổ, báo,.....)
- Làm xạ hương ( cầy giông, tuyến xạ hươu xạ,.....)
- Làm vật thí nghiệm ( chuột bạch, khỉ,....)
- Làm thực phẩm cho con người và các loài động vật khác ( trâu, bò, lợn,....)
- Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.

Bình luận (0)
Hoàng Thảo Linh
24 tháng 4 2018 lúc 19:58

4.

- Vì một số loài động vật thuộc những lớp này có vai trò bắt sâu bọ, côn trùng, các loài gặm nhấm tàn phá mùa màng, vì vậy nên 1 số loại động vật thuộc lớp này là bạn của nhà nông.

- Một số ví dụ: mèo (lớp thú): bắt chuột; rắn (lớp bò sát) bắt chuột; ếch (lớp lưỡng cư) ăn sâu bọ,..

Bình luận (0)
Hoàng Thảo Linh
24 tháng 4 2018 lúc 19:58

5.

Bình luận (0)
Hoàng Thảo Linh
24 tháng 4 2018 lúc 20:01

8.

Bình luận (0)
Hoàng Thảo Linh
24 tháng 4 2018 lúc 20:03

9.

Đặc điểm chung:

-mình có lông vũ bao phủ,

-chi trước biến đổi thành cánh,

-có mỏ sừng,

-phổi có mạng ống khí có túi khí tham gia vào hô hấp,

-tim 4 ngăn máu đỏ tươi nuôi cơ thể,

-là động vật hằng nhiệt trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

Vai trò :

*Lợi ích Ăn sâu bọ và động vật găm nhấm Tác hại

Cung cấp thực phẩm Ăn hạt, ăn quả, ăn cá

Làm vật trang trí, làm cảnh... Là động vật trung gian truyền bệnh

Huấn luyện săn mồi phục vụ du lịch

Giúp phát tán cây rừng

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phương
Xem chi tiết
ng thành
Xem chi tiết
Hương Đinh Thị Mai
Xem chi tiết
Trần Linh Nga
Xem chi tiết
Linh Khánh
Xem chi tiết
Phan Kim Ngọc
Xem chi tiết
Phạm Hải Vân
Xem chi tiết
Trần Khả Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Lượng
Xem chi tiết