Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 2

Trần Linh Nga

1. Đặc điểm chung của lớp bò sát là j

2. Cấu tạo ngoài của chim bồ câu như thế nào để thích nghi với đời sống bay lượn

3. Thú có vai trò j với đời sống con người

4. Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học? lấy ví dụ về biện pháp đấu tranh sinh học thường gặp ở địa phương em

5.Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

6. Nêu ví dụ về loài lưỡng cư môi trường sống và tập tính. Tại sao xếp cá cóc Tam đảo cùng với ếch đồng

BẠN NÀO GIỎI SINH GIÚP MIK NHÉ.MIK SẼ TICK CHO CÁC BẠN

Thời Sênh
17 tháng 4 2018 lúc 21:24

Câu 1

- bò sát là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống trên cạn.

+ da khô, có vảy sừng.

+ chi yếu, có vuốt sắc.

+ phổi có nhiều vách ngăn.

+ tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể.

+ thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàn.

+ là động vật biến nhiệt.

Câu 2

Đặc điểm cấu tạo ngoàiÝ nghĩa thích nghi

Thân: hình thoi Giảm sức cản không khí khi bay
Chi trước: cánh chim Tạo động lực nâng cánh và hạ cánh → giúp chim bay
Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt Bám chắc khi đậu hoặc xòe rộng duỗi thẳng giúp chim hạ cánh
Lông ống: Có các sợi long làm thành phiến mỏng Bánh lái, làm cho cánh chim dang rộng khi bay
Lông tơ: Có các sợi long mảnh làm thành chum long xốp Giữ nhiệt, làm than chim nhẹ
Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có rang Làm đầu chim nhẹ, giảm sức cản không khí
Cổ: dài, khớp đầu với thân Phát huy tác dụng các giác quan, bắt mồi, rỉa long

Câu 3

_ Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm co hại

Câu 4

- Các biện pháp đấu tranh sinh học:

+ sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại

+ sử dụng thiên địch ** trứng ký sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại

+ sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật có hại

+ gây vô sinh cho sinh vật gây hại.

- mỗi địa phương có rất nhiều thiên địch gần gũi với con người vì dụ: con mèo diệt chuột, gia cầm diệt các lọai sâu bọ

Câu 5

Đa dạng: thế giới có 4000 loài . việt nam phát hiện 147 loài

đặc điểm chung

- Lưỡng cư là động vật có xương sống
- Thích nghi với môi trường vừa ở nước, vừa ở cạn
- Da trần, ẩm ướt
- Hô hấp bằng phổi và da
- Di chuyển bằng 4 chi
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
- Là động vật biến nhiệt

Bình luận (0)
pu
8 tháng 5 2019 lúc 20:33

1.Đặc điểm chung:
- Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn
- Hô hấp bằng phổi, có nhiều vách ngăn
- Da khô, có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, chi yếu có vuốt sắc
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai
- Tim 3 ngăn (1 tâm thất có vách hụt, 2 tâm nhĩ) có 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, đẻ trắng, trứng có vỏ dai hoặc đá vôi bao bọc.

Bình luận (0)
pu
8 tháng 5 2019 lúc 20:35

2.1.Thân hình thoi: Giảm sức cản của không khí khi bay

2.Chi trước: Cánh chim: Bao phủ bởi lông ống, khi xòe ra tạo thành 1 diện tích rộng giúp nâng cơ thể về phía trước hoặc dang ra giúp hạ cánh

3.Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt: Giúp bám chặt vào cây

4.Lông ống: Có các sợi lông tạo thành phiến mỏng: Bao phủ cánh và đuôi => tham gia vào bay và điều chỉnh hướng

5.Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp: Giúp giữ nhiệt, làm thân nhẹ hơn

6.Mỏ: Mỏ sừng bao bọc lấy hàm ko có răng: Làm đầu nhẹ

7.Cổ: Dài, khớp đầu với thân: Làm cổ linh hoạt, phát huy các giác quan ở đầu

8.Chân chim: Cao: Mở rộng tầm quan sát khi di chuyển

9.Đuôi có tuyến phao câu tiết ra chất nhờn: Làm cho lông ko thấm nước và mượt

Bình luận (0)
pu
8 tháng 5 2019 lúc 20:36

3.

- Cung cấp nguyên liệu cho con người: heo, gà, vịt, trâu, bò,... - Dùng làm thí nghiệm: khỉ, chuột bạch, ếch, khỉ,... - Dùng trong việc giải trí, du lịch, giữ nhà,...: ***, ngựa, voi, khỉ,... - Truyền bệnh sang người: ruồi, muỗi, rận,...
Bình luận (0)
pu
8 tháng 5 2019 lúc 20:37

Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

- Lợi ích của đa dạng sinh học :

+ Sự đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước.

+ Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, sản phẩm nông nghiệp, nông nghiệp, tiêu diệt sinh vật có hại, có giá trị phân hóa, xuất khẩu. Câu 2 : * Biện pháp đấu tranh sinh học là : - Biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do sinh vật gây ra. - Biện pháp đấu tranh sinh học gồm : + Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại). + Sây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại. + Nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại. * Ưu điểm và hạn chế là : Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học : Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây độc hại cho sinh vật. Hiệu quả kinh tế. Đảm bảo đa dạng sinh học. Hạn chế : Thiên địch cần có điều kiện sống phù hợp. Ví dụ: kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại lá cam,sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh. Thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Thiên địch không triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vât gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển. Một số thiên địch vừa có ích, vừa có hại: chim sẻ bắt sau hại nhưng cũng ăn lúa, mạ mới gieo.
Bình luận (0)
pu
8 tháng 5 2019 lúc 20:39

4. BP:

Sử dụng thiên địch

Sử dụng sinh vật gây bệnh truyền nhiễm sinh vật gây hại

Gây vỏ sinh diệt động vật gây hại

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phương
Xem chi tiết
ng thành
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Nyn kid
Xem chi tiết
Phạm Hải Vân
Xem chi tiết
Linh Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Bình An
Xem chi tiết
Vi Mạnh Tùng
Xem chi tiết
Nguyễn Dương Ngọc Diễm
Xem chi tiết