1. Dưới ách đo hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi ?Vì sao nhà Đường xây thêm quân, xây thành đắp lũy trên khắp nước ta ?
2. Tình hình nước Âu Lạc từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN có gì thay đổi ?
3. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta như thế nào chính sách thâm hiểm nhất là gì ?
4. Sau khi độc lập Hai Bà Trưng làm gì để xây dựng đất nước ?
5. Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương và sắt ?
6. Nước vạn xuân sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
7. Kể tên các vị anh hùng của dân tộc giương cao ngọn cờ chống ngoại xâm thời Bắc thuộc ?
Mình cần gấp ạ chiều nay mình thi rồi giúp mk với T_T
Câu 1: Nước ta đã có nhiều thay đổi trong thời gian nhà Đường đô hộ:
- Năm 679, nhà Đường đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt quản lý. - Trụ sở của đô hộ phủ đặt ở Tống Bình (Hà Nội). - Nhà Đường cho xây dựng đường giao thông, xây thành, đắp lũy và tăng thêm số quân đồn trú… - Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, thuế sắt, thuế đay… - Nhân dân ta hằng năm phải cống nạp sản vật quý hiếm: ngọc trai, ngà voi… Câu 2 : - Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.- Năm 111 TCN + Nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao. + Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu + Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. + Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.
+ Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt.., hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi… để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.
- Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực. Câu 3:
* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc:
- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…
- Bắc những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.
- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt.
- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…
* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta
Câu 4:
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
- Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện.
- Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân.
- Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
Câu 5:
- Vì ngoại thương là một trong những ngành thu hoạch được rất nhiều tiền. Do đó nhà Hán muốn nắm giữ mọi độc quyền về ngoại thương để có thu hoạch bội thu hơn.
- Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt vì để hạn chế việc nhân dân ta dùng sắt để chế tạo vũ khí, nổi dậy khởi nghĩa
Câu 1: Nước ta đã có nhiều thay đổi trong thời gian nhà Đường đô hộ:
- Năm 679, nhà Đường đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt quản lý. - Trụ sở của đô hộ phủ đặt ở Tống Bình (Hà Nội). - Nhà Đường cho xây dựng đường giao thông, xây thành, đắp lũy và tăng thêm số quân đồn trú… - Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, thuế sắt, thuế đay… - Nhân dân ta hằng năm phải cống nạp sản vật quý hiếm: ngọc trai, ngà voi… Câu 2 : - Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Năm 111 TCN + Nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao. + Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu + Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. + Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.
+ Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt.., hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi… để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.
- Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực. Câu 3:
* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc:
- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…
- Bắc những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.
- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt.
- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…
* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta
Câu 4:
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
- Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện.
- Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân.
- Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
Câu 5:
- Vì ngoại thương là một trong những ngành thu hoạch được rất nhiều tiền. Do đó nhà Hán muốn nắm giữ mọi độc quyền về ngoại thương để có thu hoạch bội thu hơn.
- Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt vì để hạn chế việc nhân dân ta dùng sắt để chế tạo vũ khí, nổi dậy khởi nghĩa