1. Dựa vào lược đồ hãy trình bày các đặc điểm tự nhiên khu vực bắc Mĩ. Nhận xét chung về cấu trúc địa hình Bắc Mĩ ?
2. Dựa vào lược đồ cho biết ở Bắc Mĩ có những kiểu khí hậu nào ? Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất ?
- Quan sát lược đồ khí hậu Bắc Mĩ trình bày sự phân hoá khí hậu của Bắc Mĩ ? Giải thích sự phân hóa đó ?
3.
Quan sát lược đồ phân bố dân cư hoàn thành phiếu học tập sau:
Mật độ dân số (người/km2) |
Khu vực phân bố |
Nguyên nhân |
Dưới 1 |
|
|
Từ 1 đến 10 |
|
|
Từ 11 đến 50 |
|
|
Từ 51 đến 100 |
|
|
4. hãy trình bày sự phân bố dân cư của Bắc Mĩ?
Câu 1:
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
- Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn
- Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.
=> Nhận xét: Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản
Câu 2:
*Những kiểu khí hậu:
- Khí hậu hàn đới: Các đảo, quần đảo và rìa lục địa phía Bắc
- Khí hậu ôn đới: Chiếm phần lớn diện tích Bắc Mỹ từ duyên hải phía Đông đến hết đồng bằng trung tâm, bán đảo Alaxca và phần phía Bắc vùng ven biển phía Tây.
- Khí hậu nhiệt đới: Phía Nam của Bắc Mỹ
- Khí hậu núi cao: Trung tâm hệ thống Cooc-đi-e
- Khí hậu cận nhiệt đới: Ven biển phía Đông Nam của Bắc Mỹ và một phần nhỏ ven biển phía Tây
- Khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc: Phía Nam hệ thống Cooc-đi-e và phía Bắc sơn nguyên Mêhicô.
=> Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất là khí hậu ôn đới.
*Sự phân hoá khí hậu của Bắc Mĩ
- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.
Câu 4:
- Dân số: 528.7 triệu người (2008)
- Mật độ dân số trung bình: 20 người/Km2 - Dân cư phân bố không đều: + Tập trung đông ở phía nam vùng Hồ Lớn và ven biển ĐB Hoa kì. + Thưa thớt ở bán đảo A-la-xca, Phía Bắc Ca-na-đa và phía Tây Khu vực hệ thống núi Cooc đi e.
Câu 2:
- Ở Bắc Mĩ, khí hậu rất đa dạng với nhiều kiểu khác nhau như khí hậu ôn đới, khí hậu nhiệt đới, khí hậu núi cao hay khí hậu cận nhiệt đới…
- Trong số đó, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.
- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
- Dưới 1 người/km2 Bán đảo A-la-xca và phía bắc Ca-na-đa -
Từ 1 - 10 người/km2 Hệ thống Coóc-đi-e -
Từ 11 - 50 người/km2 Dải dồng bằng hẹp ven Thái Bình Dương
- Từ 51 - 100 người/km2 Phía đông Mi-xi-xi-pi
- Trên 100 người/km2 Dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì
Chúc bạn học tốt!