1. Để dự trữ chất hữu cơ, các bộ phận của cây như rễ, thân, lá đã có những biến dạng như thế nào? Cho ví dụ mỗi dạng.
2. Có phải tất cả các rễ cây đều có lông hút? Vì sao?
3. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
4. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì?
5. Tại sao khi đánh cây đi trồng nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn?
6. Vì sao vào ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
7. Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ?
8. Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất, điều đó có đúng không? Vì sao?
9. Tại sao trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày?
10. Để tham gia bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương, mỗi học sinh cần phải làm gì?
11. Giải thích các vấn đề thực tế trong phạm vi chương IV.
Mình đang cần gấp, cảm ơn mọi người nhiều ạ, không cần phải trả lời hết đâu.
Câu 2: Không phải tất cả các rễ cây đều có miền hút, vì miền hút có lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng mà cây sống trong nước thì không có lông hút do rễ mọc chìm trong nước, khi đó nước được hấp thụ qua bề mặt của rễ.
Câu 3: Vì các rễ củ có chất dinh dưỡng dự trữ nên lúc này các củ này năng suất vẫn còn cao, ta phải thu hoạch còn nếu để khi cây ra hoa thì chất dinh dưỡng trong rễ củ sẽ được chuyển lên phần ngọn để nuôi hoa làm cho năng suất củ giảm.
Câu 4: Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng:
* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.
Ví dụ: Bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.
Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan... thì không bấm ngọn.
* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.
Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.
Câu 5: Khi đánh cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước đế bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết. Vì vậy, khi đánh cây đi trồng nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát, phải tiả bớt lá hoặc cắt bớt ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá.
Câu 6: Vì vào ban đêm, cây ( hoa ) sẽ thực hiện quá trình hô hấp bằng cách lấy khí Ôxi có trong phòng và thải ra khí Cacbonic. Nếu đóng kín cửa phòng, lượng khí Cacbonic do cây thải vào không khí quá lớn làm ta cảm thấy ngột ngạt hoặc tệ hơn là ngạt thở do thiếu Ôxi.
Câu 7: Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
Câu 8: Câu này đúng vì: Không có cây xanh tức là đồng nghĩa với không có sự sống trên trái đất bởi vì cây xanh cung cấp cho con người khí O2 để hít thở, ngăn chặn sự ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Bởi vậy cậy xanh có vai trò lớn trong sự tồn tại của con người.
Câu 9: Nó sẽ làm cây bị thiếu ánh sáng, không khí và nhiệt độ tăng cao khiến cây khó quan hợp và làm cho năng suất thấp.
Câu 10: Cái này thì em có thể tự liên hệ với chính bản thân mình, như: tham gia trồng cây tại địa phương, chăm sóc cây ngay tại gia đình mình, tham gia các cuộc tuyền truyền vận động bảo vệ và phát triên cây xanh vì lợi ích to lớn của chúng,.....
Câu 1: Các ví dụ:
Lá bị biến thành gai (cây xương rồng)
Rễ bị phồng lên (cây khoai lang)
Thân bị phình to, nằm trên hoặc dưới lòng đất (cây khoai tây)
Câu 11 bạn tự làm nha
Câu 1 mình lười kể ra quá (nếu cần thì bạn cứ nói nha )