1) Có 2 bình A và B. Bình A chứa nước bình B chứa xăng. Biết TLR của nước là 10000 N/m^3, của xăng là 7000 N/m^2. Cột nước trong bình A cao 70 cm.
a) Tính áp suất của cột nước gây lên đáy bình A.
b) Để áp suất ở đáy bình B bằng áp suất của cột nước gây lên ở đáy bình A thì cột xăng trong bình B phải có độ cao?
Tóm tắt:
\(h_A=70cm=0,7m\\ d_n=10000N|m^3\\ d_{xăng}=7000N|m^3\\ \overline{a)p_A=?}\\ b)h_B=?\)
Giải:
a) Áp suất của cột nước gây lên đáy bình A là:
\(p_A=d_n.h_A=10000.0,7=7000\left(Pa\right)\)
b) Để có áp suất tác dụng lên đáy bình bằng áp suất tác dụng lên đáy bình A thì độ cao của cột xăng là:
\(p_B=d_{xăng}.h_B=p_A=7000\\ \Leftrightarrow7000.h_B=7000\\ \Leftrightarrow h_B=1\left(m\right)\)
Vậy: a) Áp suất cột nước tác dụng lên đáy bình A là: 7000Pa
b) Để áp suất đáy bình B bằng áp suất đáy bình A thì cột xăng trong bình B phải có độ cao: 1m
Bài giải :
a) Áp suất của cột nước gây lên đáy bình A:
pA = dA. hA = 10000 . 0,7 = 7000 ( N/m2)
b) Cột xăng trong bình B phải có độ cao :
hx= \(\dfrac{p_B}{d_x}\)= \(\dfrac{p_A}{d_x}\)= \(\dfrac{7000}{7000}\)= 1 ( m )