Đa giác. Diện tích của đa giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hải Băng Nguyễn

1. Cho biểu thức : A=\(\dfrac{3x^2+3x}{\left(x+1\right)\left(3x-9\right)}\)

a, Tìm giá trị của x để biểu thức A được xác định

b, Rút gọn biểu thức A và tìm x nguyên để A nhận các giá trị nguyên

2. Cho phân thức: M=\(\dfrac{5x+5}{x^2-1}\) ( x # 1, -1 )

a, Rút gọn phân thức M

b, Tìm giá trị của x để giá trị của phân thức M bằng \(\dfrac{1}{2}\)
3. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, Kẻ AH vuông góc với AB, HE vuông góc với AC. Gọi O là giao điểm của AH và DE.

a, CMR: tứ giác ADDE là hình chữ nhật từ đó suy ra AH=DE

b, Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của BH và CH. CMR: tứ giác DEPQ là hình thang vuông

c, CMR: O là trực tâm của tam giác ABQ

d, CMR: S tam giác ABC = 2S tứ giác DEPQ

Bùi Khánh Ly
4 tháng 12 2017 lúc 21:28

a,A xđ khi \(\left[{}\begin{matrix}x+1\ne0\\3x-9\ne0\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x\ne-1\\x\ne3\end{matrix}\right.\)

b, \(A=\dfrac{3x^2+3x}{\left(x+1\right)\left(3x-9\right)}=\dfrac{3x\left(x+1\right)}{\left(x+1\right)\left(3x-9\right)}\)

\(=\dfrac{3x}{3x-9}=\dfrac{3x}{3\left(x-3\right)}=\dfrac{x}{x-3}\)

Ta có: \(\dfrac{x}{x-3}=\dfrac{x-3+3}{x-3}=\dfrac{x-3}{x-3}+\dfrac{3}{x-3}=1+\dfrac{3}{x-3}\)

Để A nguyên <=> \(\left(x-3\right)\inƯ\left(3\right)\)<=> \(\left(x-3\right)=\left\{\pm1;\pm3\right\}\)

\(\Leftrightarrow x=\left\{0;2;4;6\right\}\)

Vậy.....

Phương Trâm
4 tháng 12 2017 lúc 21:36

1.

a) Để phân thức được xác định thì mẫu thức phải khác \(0.\)

\(\Rightarrow x+1\ne0\)\(3x-9\ne0\)

\(\Rightarrow x\ne-1\)\(x\ne3\)

Vậy \(x\ne-1\)\(x\ne3\) thì phân thức \(\dfrac{3x^2+3x}{\left(x+1\right)\left(3x-9\right)}\) được xác định.

b) Rút gọn:

\(A=\dfrac{3x^2+3x}{\left(x+1\right)\left(3x-9\right)}=\dfrac{3x\left(x+1\right)}{\left(x+1\right)\left(3x-9\right)}=\dfrac{3x}{3x-9}\)

Cậu tự tìm nghiệm nguyên nha.

2.

a) Rút gọn:

\(M=\dfrac{5x+5}{x^2-1}=\dfrac{5\left(x+1\right)}{\left(x-1\right)\left(x+1\right)}=\dfrac{5}{x-1}\)

b) \(\dfrac{5}{x-1}=\dfrac{1}{2}\)

\(\Leftrightarrow x-1=10\)

\(\Rightarrow x=11\)

3. Tự làm. Mình chưa học tới :v Sr :v

Bùi Khánh Ly
4 tháng 12 2017 lúc 21:51

2.

a, \(M=\dfrac{5x+5}{x^2-1}=\dfrac{5\left(x+1\right)}{\left(x-1\right)\left(x+1\right)}=\dfrac{5}{x-1}\)

b, \(M=\dfrac{1}{2}\Rightarrow\dfrac{5}{x-1}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow x-1=10\Leftrightarrow x=11\)

Vậy.........

3. Hình minh họa:

O A B C E D H Q P

Bài làm:

a, Tứ giác ADHE có: \(\widehat{A}=\widehat{D}=\widehat{E}=90^o\)

=> ADHE là hcn => AH = DE (2 đường chéo = nhau)

b, Tg vuông DBH và tg vuông EHC có:

P là trung điểm của BH; Q là trung điểm của HC

=> Tam giác DPH cân tại P; tam giác EQC cân tại Q

(t/c đường trung tuyến ứng vs cạnh huyền = 1/2 cạnh huyền)

\(\widehat{DHP}=\widehat{ECH}\) (đồng vị do DH // AC)

=> \(\widehat{DPH}=\widehat{EQC}\)

mà 2 góc này đồng vị => DP // EQ => DEQP là hthang (1)

ta lại có: DP // EQ => \(DP\perp DE;EQ\perp DE\) (2 đường thẳng // cùng vuông góc vs 1 đường thẳng) (2)

Từ (1), (2) => DEPQ là hthang vuông (đpcm)

c, Nối OH, Tam giác AHC có: \(\left\{{}\begin{matrix}AO=HO\\HQ=QC\left(gt\right)\end{matrix}\right.\)

=> OH là đường trung bình của tam giác AHC => OH // AC

mà góc A = 90o => OH _|_ AB => OH là đường cao của cạnh AB trong tam giác ABQ (3)

ta có: AH là đường cao của cạnh BQ trong tg ABQ (4)

Từ (3), (4) => AH giao OH = O

=> O là trực tâm của tam giác ABQ (đpcm)

d, Mk chưa học đến...xin lỗi bn


Các câu hỏi tương tự
Ngọc
Xem chi tiết
ly tran
Xem chi tiết
im a banana
Xem chi tiết
Khoi
Xem chi tiết
Như Quỳnh Võ
Xem chi tiết
dũng trần
Xem chi tiết
Ngọc Trinh Lê
Xem chi tiết
phạm bình minh
Xem chi tiết
Trần Thái Sơn
Xem chi tiết