Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Tác giả:Nguyễn Quang Sáng(1932- 2014)

Quê quán:Thị trấn Mỹ Luông-huyện Chợ Mới-tỉnh An Giang

HCST:“Chiếc lược ngà” viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên

Nhân vật chính: Ông Sáu và bé Thu

 

Câu 2 (bạn tham khảo vì đây ko phải bài mình viết)

Chỉ có tình cha con là không thể chết được.Câu văn trên đã thể hiện được tình cha con sâu đậm,bất khuất trong tác phẩm Chiếc lược ngà.Qua tác phẩm có thể thấy rằng ban đầu,bé Thu đã hoàn toàn không biết bố mình là ai để rồi khi ông về,bé Thu chỉ giật mình sợ hãi,ko nhận cha.Tuy nhiên,ngay sau khi được bà giải thích,tình cảm cha con trong Thu như sống dậy.Có thể thấy,tình cha con của Thu hoàn toàn ko mất đi mà chỉ là bị ẩn đi trong 1 thời gian dài.Trên đời,có rất nhiều lại tình cảm như tình cảm đôi lứa,tình cảm vợ chồng nhưng tình cảm đôi lứa có thể kết thúc vì rất nhiều lí do, tình cảm vợ chồng cũng có thể chấm dứt do nhiều lí do ko kém.Khi những loại tình cảm đó kết thúc,con người gần như ko còn q tâm đến thứ tình cảm đó nữa.Nhưng đối với tình cảm cha con,dù cho thứ tình cảm ấy bị vùi dập,che đậy đi nhường nào thì khi đứa con đứng trước mặt người cha của mình thì tình cha con luôn luôn dâng trào.

câu 3(Bạn tham khảo bài này mk lấy về từ trên mạng thấy nó hay và có lẽ sẽ giúp đc bạn:))

Khi viết về đề tài chiến tranh, các tác giả bộc lộ hết những suy nghĩ của mình bằng cách miêu tả chân thực nhất, cảm xúc nhất. Dường như mỗi một câu chuyện trong thời chiến đều mang cho ta những dư vị không thể nào quên, và truyện ngắn chiêc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng là một trong số đó, truyện đề cao tình cảm gia đình cụ thể là tình phụ tử của cha con ông Sáu, được thể hiện tuy giản dị mà đầy xúc động, bất ngờ.

Truyện ngắn được tác giả viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ đầy khắc nghiêt. Đây chỉ là một đoạn trích nhỏ được chọn lọc để đem vào trong cuốn sách giáo khoa ta có. Nhưng nó đã mang đầy đủ được những nét đẹp ta cần, ta học được qua câu chuyện này. Chính sự ngặt ngèo, chính giữa nơi bom đạn ngập tràn đau thương mà chiến tranh mang lại đã tôn lên vẻ đẹp của cái tình cảm đẹp tuyệt mà đầy thiêng liêng. Giá trị của nó được tăng lên hơn bình thường gấp nhiều lần

Câu truyện là sự khắc họa rõ nét những nhân vật chính, tác giả khéo léo, tinh tế khi biết đặt nhân vật vào tình huống éo le để có thể tỏ ra hết những gì là cảm xúc, tính cách của nhân vật. Hoàn cảnh của bé Thu và ông Sáu là một hoàn cảnh khá điển hình, một người cha làm cách mạng và một cô con gái nhỏ ông hết mực thương yêu, nhưng do chiến tranh đã cách trở tình yêu ấy.

Bé Thu trong câu truyện là một đứa bé hồn nhiên, một người con của đất Nam bộ, cô khá khác với những đứa bé khác, là một con người bướng bỉnh, cá tính nhưng ẩn chứa sâu sắc một trái tim ấm áp,nhiệt huyết, kiên cường. Chắc có lẽ vì sống xa cha quá lâu, thiếu thốn tình cảm từ bé, mặc dù Thu phải từng ngày, từng giờ mong ngóng tin cha, thèm gặp người cha đã vì công việc mà hy sinh thời gian. Lúc Bé Thu chờ cha từ chiến trường trở về, và lúc gặp cha ở chiến trường trở về, cô bé liệu có thay đổi thái độ?. Câu truyện lại được tiếp tục kể, trái ngược với sự trông ngóng sốt ruột của người cha mong gặp con sau bao năm xa cách, mặc kệ cái sự ân cần của người cha, cô đã khó mà tin được rằng đây là người cha trong tâm tưởng của em vẫn mơ về, mà cô cứ nghĩ rằng đây chỉ là một người cha thay thế. Vì hình hài của ông đã thay đổi sau chiến tranh, khác nhiều so với những điều mà em được nhìn qua ảnh, qua lời kể của bà, của mẹ ngày trước, một vết thẹo dài trên má- chính là sự khắc họa chân thực di chứng của chiến tranh nặng nề đến thế nào với con người ta, làm một cô con gái không nhận nổi người cha mình. “Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vui mừng của ông là một gương mặt tái đi vì sợ của Bé Thu, nó vụt chạy và kêu thét lên gọi mẹ”. Cô đã tự tạo dựng nên bức tường vô hình ngăn cách tình cảm với cha đầy đau đớn, không thể trách cô bé được, ngược lại cô bé lại càng hấp dẫn ta lôi cuốn theo tình tiết câu truyện.

Trước hành động đó củ nó làm tim ông rất đau, có thể đây chính là nỗi đau lớn nhát trong cuộc đời của ông. Ta có thể thấy qua chi tiết: “sắc mặt ông lúc này sầm lại trong thật đáng thương, hai cánh tay dơ lên để ôm đứa con bé bỏng của mình giờ thì buông thõng xuống như bị gãy.” Nhìn ông lúc này, ta càng cảm thấy lòng quặn vào theo, đầy sự thương cảm dành cho ông. Nhưng dù chán nản, thất vọng, nhưng vì tâm tưởng, tình cảm của một người cha mà ông vẫn kiên nhẫn, thuyết phục, dành trọn những ngày còn lại của dịp nghỉ phép để cho con gái có một cơ hội được bên cha, hiểu cha hơn. Nhưng có thể thấy được rằng:  “ông càng gần gũi nó thì nó lại càng tránh xa ông và nó nhất quyết không chịu gọi ông là 'cha'. và rồi trong một bữa cơm nó đã hất miếng trứng cá ra khỏi bát mà ông đã gắp cho nó, ông tức quá nên đã đánh nó, nó bỏ chạy sang nhà bà ngoại ở.” Sự bức xúc qua đi, cũng chính sự tội lỗi đến ngay lập tức với ông Sáu. Một màn kịch đáng thương do chiến tranh tạo ra, tạo nên một hạnh phúc không trọn vẹn cho cái gia đình nhỏ, nhưng lại nhấn mạnh được rằng tình cha con ấy quả thực quá đậm đà. Vậy mới thấy hiết được sự mạnh mẽ, chín chắn trong cách suy nghĩ của một cô bé chưa đến tuổi trưởng thành, nó chỉ gọi ba, yêu ba khi xác nhận đó chính là ba ruột của nó. Mọi chuyện đã được hóa giải, khi được bà ngoại giải thích thì nó cũng đã hiểu ra mọi chuyện và cũng là lúc hai cha con nó phải chia tay. Điều ấn tượng nhất dành cho chúng ta cũng lại nằm ở đây, cái sự yêu thương mà nó dồn nén tạo thành sự bất ngờ quá lớn với ông và với mẹ nó, và với chính cả chúng ta. Một tiếng thét “Ba” quá lớn làm ta bừng tình, tiếng 'ba' ấy đã vỡ ra từ sâu thẳm trong lòng nó, caí tiếng mà nó đã kìm nén trong nhiều năm nay, chờ đợi và mong mỏi. Để rồi, ông ra đi trong niềm hạnh phúc, tình thương gia đình ấm áp hơn bao giờ hết. Ông chỉ kịp nhẹ nhàng lau nước mắt cho nó, hôn nhẹ lên mái tóc nó trước thời khắc cuối cùng được bên con, ta mới thấy được tình yêu thương ruột thịt, thiêng liên và quí giá vô cùng. Ông đi mà mang nỗi day dứt vì cái tát ông đã mang lại cho đứa con gái nhỏ, ông chỉ muốn xin lỗi nó, nhưng chẳng thể nào làm lại được nữa, vì thế ông đã dồn nén những tình cảm của mình vào chiếc lược ngà- một vật phẩm, một kỷ vật, một kỷ niệm không thể đong đếm hết được giá trị, ông đã hòa mình vào nó để cảm nhận cảm xúc của đứa trẻ ấy khi nhận được món quà, càng nghĩ ông càng quyết tâm nắn nót, tỉ mỉ, thận trọng đến từng chiếc răng lược. Nguời lính ấy giờ đây đã hóa mình thành một người thợ bạc thủ công vì cô con gái, người thợ ấy không lành nghề nhưng lại thật đặc biệt với một trái tim khéo léo, nồng chá, vậy nên làm xong chiếc lược, dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”, và ông đã mài thử lên mái tóc để lược thêm bóng, thêm mượt, mỗi đợt chải là một tình cảm lại nghẹn ngào, vẹn nguyên của người cha dành cho cô con gái, đã làm ta vô cùng cảm động. Nhưng điều trớ trêu Ông Sáu đã không  thể trở về, một lần nữa cũng lại do thảm kịch chiến tranh, ông hy sinh nhưng tình phụ tử không thể chết được, ông gửi chiêc lược ngà cho người đồng chí thân thiết nhất rồi lúc ấy mới an tâm để ra đi. Những lời chưa kể, những câu chuyện tình cảm đằng sau nó đã phải dừng lại ở đây.  Một niềm tiếc nuối vô hạn mà người đọc, người thân, đặc biệt chính là cô con gái bé nhỏ Thu ấy sẽ phải xảy ra.

 Nhưng vang lên mãi với ta về hình ảnh Chiếc Lược Ngà, một nhân vật Ông Sáu tỉ mẩn, nồng cháy với tình yêu thương con. Để lại những vết tích hậu quả của chiến tranh nặng nề, càng làm ta phải day dứt, phải trăn trở, lo ngại nếu cứ tiếp túc để chiến tranh xảy ra.

Truyện đã hết, mà thông điệp của truyện, nhân vật trong tưởng tưởng của chúng ta thật sống động, phản đối chiến tranh chính là điều ta cần phải làm, tình cảm cha con sâu sắc luôn đi liền với tình yêu đất nước sâu xa. Qua sự thành công, điêu luyện trong cách viết truyện, ta thầm cảm ơn một tác giả Nguyễn Quang Sáng đã cho ra một tác phẩm để đời, nhiều giá trị cho nền văn học Việt.

 

Các câu hỏi tương tự
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Vũ Mỹ Ny Na
Xem chi tiết
Long Lười
Xem chi tiết
Lê Quang Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Quyên
Xem chi tiết
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Hong Ra On
Xem chi tiết