Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 3

Người theo dõi (1)

Khánh Ngọc

Đang theo dõi (14)

PhuongThao
Khánh Ngọc
Nguyễn Duy Khang
Ma Kết Trần
Tomioka Giyuu

Chủ đề:

Sông nước Cà Mau

Câu hỏi:

I. VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả
Đoàn Giỏi (1925-1989) là tên khai sinh, ngoài ra nhà văn còn có các bút danh:
Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư; quê quán: Châu Thành, Tiền Giang.
Trong những năm chống thực dân Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh
rồi làm công tác thông tin, văn nghệ. Tập kết ra Bắc, từ năm 1955 ông chuyển sang
làm công tác sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là Uỷ viên Ban chấp hành
Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III.
Tác phẩm đã xuất bản: Người Nam thà chết không hàng (kịch thơ, 1947), Khí hùng
đất nước (kí, 1948),Những dòng chữ máu Nam Kì 1940 (kí, 1948), Đường về gia
hương (truyện, 1948), Chiến sĩ Tháp Mười(kịch thơ, 1949), Giữ vững niềm
tin (thơ, 1954), Trần Văn Ơn (truyện kí, 1955), Cá bống mú (truyện, 1956), Ngọn
tầm vông (truyện kí, 1956), Đất rừng phương Nam (truyện, 1957), Hoa hướng
dương (truyện ngắn, 1960), Cuộc truy tìm kho vũ khí (truyện, 1962), Những chuyện
lạ về cá (biên khảo, 1981), Tê giác giữa ngàn xanh (biên khảo, 1982).
2. Tóm tắt tác phẩm Sông nước Cà Mau
Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận
cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và
hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh
trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.
Một số câu hỏi cần chú ý:
Câu hỏi 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài văn sông nước Cà Mau miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa
vào trình tự ấy em hãy tìm bố cục của bài văn.
Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì
trong việc quan sát và miêu tả.
a)
- Bài văn miêu tả về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc.
- Trình tự miêu tả: đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau,
rồi tập trung miêu tả, thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên
bờ, cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.

b) Bài văn chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu đến “ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu" - Những ấn tượng chung
ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.
- Đoạn 2: tiếp theo đến “ khói sóng ban mai" - Nói về các kênh rạch ở vùng Cà
Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn.
- Đoạn 3: còn lại: cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo.
c)
- Vị trí quan sát của người miêu tả là ở trên thuyền.
- Vị trí ấy giúp người miêu tả có thể miêu tả lần lượt về các con sông, kênh rạch và
cảnh vật hai bên bờ, có thể dừng lại miêu tả kĩ hoặc lướt qua.
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong đoạn văn (từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu) tác giả diễn tả ấn
tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế
nào và được cảm nhận qua những giác quan nào?
Những ấn tượng ban đầu của tác giả:
+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện
+ Tất cả đều màu xanh
+ Âm thanh rì rào bất tận
+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu
⟹ Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về
sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.
⟹ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ
một màu xanh” của Cà Mau.
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Qua đoạn văn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà
Mau, em có nhận xét gì về các địa danh ấy? Những địa danh này gợi ra đặc
điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
- Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh không phải bằng những danh từ mĩ lệ,
mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà tạo thành tên: Chà Là, Cái Keo, Bảy
Háp, Múi Giầm, Ba Khía ... góp phần làm nên màu sắc địa phương không thể trộn
lẫn với các vùng sông nước khác.

- Cách đặt tên như vậy đã cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã,
phong phú; con người sống rất gần với thiên nhiên.
Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đọc đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua" đến "sương mù và khói
sóng ban mai" và trả lời các câu hỏi:
a) Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng
đước.
b) Trong câu “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông
cửa lớn, xuôi về Năm Căn ” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của
con thuyền? Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh
hưởng gì đến nội dung được diễn đạt không? Nhận xét về sự chính xác và tinh
tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này?
c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét
về cách miêu tả màu sắc của tác giả.
a) Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông, rừng đước:
- Con sông rộng hơn ngàn thước;
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác;
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những
đầu sóng bạc trắng;
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
b) Các động từ có trong câu: thoát, qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự
các động từ trong câu vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung, đặc biệt là sự diễn tả trạng
thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh.
+ Thoát qua: con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm;
+ Đổ ra: con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn;
+ Xuôi về: con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sống êm ả.
c) Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu
xanh chai lọ. Những từ ngữ ấy chỉ cùng một màu xanh đã miêu tả các lớp cây đước
từ non đến già.
Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập, đông
vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?
Những chi tiết thể hiện sự đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn:

- Chợ chủ yếu họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi
và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua mọi thứ mà không cần
bước ra khỏi thuyền.
- Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân
tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang...
Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ
quốc?
Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể
cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang
dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và
có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.
Luyện tập
Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông
nước Cà Mau đã học.
Đất rừng Phương Nam là một tác phẩm rất hay của nhà văn Đoàn Giỏi. Đọc đoạn
trích Sông nước Cà Mau trích trong tác phẩm này ta bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp, nét
riêng đặc biệt của kênh rạch, sông ngòi “bủa giăng chi chít như mạng nhện”, của
một điệu xanh như thế. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà
Mau hiện lên thật là sinh động, cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng
sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ,
hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, làớ thương.
Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ
thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang giữa sông
nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, ngược lại,
bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Đọc đoạn
trích Sông nước Cà Mau hẳn trong mỗi chúng ta thêm hiểu, thêm yêu đất và người
nơi đây. Và bạn, cũng như tôi ấp ủ một ước muốn: được đặt chân lên mảnh đất ấy,
được theo thuyền xuôi dòng Năm Căn và chắc hẳn sẽ ghé chợ Năm Căn để tự mình
cảm nhận một nét rất riêng trong sinh hoạt của vùng sòng nước.
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới
thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.
Sông Thu Bồn:
Con sôngThu Bồn chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt.
Dòng sông đẹp, thơ mộng, dịu dàng. Hai bên còn có cả các rặng tre in bóng. Sông

Thu Bồn trù phú, là nguồn nước nuôi dưỡng thiên nhiên con người vũng đất xứ
Quảng.
Sông Trường Giang
Sông Hoài.
ND chính
Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên với vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức
sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc
đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc. Chính tình yêu đất nước sâu
sắc và vốn hiểu biết phong phú đã giúp tác giả miêu tả vùng sông nước Cà
Mau tường tận và hấp dẫn đến vậy.

Chủ đề:

Bài 1: Nửa mặt phẳng

Câu hỏi:

Bài 1. Hãy kể tên một số hình ảnh của mặt phẳng
Bài 3. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng…
b) Cho ba điểm không thẳng hàng 0,A,B. Tia Ox nằm giữa hai tia OA,OB khi tia Ox cắt ….
Bài 2. Hãy gấp một tờ giấy. Trải tờ giấy lên mặt bàn rồi quan sát xem nếp gấp có phải là
hình ảnh bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau hay không?
Bài 4. Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng a cắt các đoạn thẳng AB,
AC và không đi qua A,B,C.
a) Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a,
b) Đoạn thẳng BC có cắt đường thẳng a hay không?
Bài 5. Gọi M là điểm nằm giữa hai điểm A, B lấy điểm O không nằm trên đường thẳng AB
. Vẽ ba tia OA,OB,OM.
Hỏi tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
Bài 6: Cho ba điểm A, B, C nằm ngoài đường thẳng a. Biết rằng cả hai đoạn thẳng BA, BC
đều cắt đường thẳng a. Hỏi đoạn thắng AC có cắt đường thẳng a hay không? Vì sao?

Bài 7: Cho bốn điển A, B, C, D không nằm trên đường thẳng a, trong đó A và B thuộc cùng
một nửa mặt phẳng bờ a, còn C và D thuộc nửa mặt phẳng kia. Hỏi đường thẳng a cắt đoạn
thẳng nào, không cắt đoạn thẳng nào trong các đoạn thẳng nối hai trong bốn điểm A, B, C,
D?
Bài 8: Cho hai tia Oa, Ob không đối nhau. Lấy các điểm A và B không trùng O sao cho A
thuộc tia Oa, B thuộc tia Ob . Gọi C là điểm nằm giữa A, B. Vẽ điểm D sao cho B nằm giữa
A và D. Hỏi trong hai tia OC, OD thì tia nào nằm giữa hai tia OA, OB, tia nào không nằm
giữa hai tia OA, OB?
Bài 9: Cho hai tia Oa, Ob không đối nhau. Lấy các điểm A và B không trùng O sao cho A
thuộc tia Oa, B thuộc tia Ob. Gọi C là điểm nằm giữa A, và B. Gọi M là điểm không trùng
O thuộc tia đối của tia OC.
a) Tia OM có cắt đoạn thẳng AB hay không?
b) Tia OB có cắt đoạn thẳng AM hay không?
c) Tia OA có cắt đoạn thẳng BM hay không?
d) Trong ba tia OA, OB, OM có tia nào nằm giữa hai tia còn lại hay không?
Giải
Ta có hình vẽ

Bài 10: Ở hình 1, ba điểm A, B, C thẳng hàng.
a) Gọi tên hai tia đối nhau.
b) Tia BF nằm giữa hai tia nào?
c) Tia BD nằm giữa hai tia nào?