Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 2
Điểm SP 10

Người theo dõi (4)

Đang theo dõi (2)

Linh Sun

Câu trả lời:

"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường- để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.

1. Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:

"Có đi đường mới biết đường đi khó,

Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".

Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".

Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi...".

(Người đi tìm hình của nước)

Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.

2. Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:

"Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai.

3. "Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:

"Núi cao gặp hổ mà vô sự,

Đường phẳng gặp người bị tổng lao".

"Xử thế từ xưa không phải dễ,

Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".

(Đường đời hiểm trở)

Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.

Câu trả lời:

Một khoảng đêm của dân tộc đã hằn âu lên tâm trạng Tố Hữu- con người với tình yêu quê hương đất nước bao nỗi niềm. Và cũng chính mạng lưới dày đặc của tâm trạng Tố Hữu, ông đã kết lên từ cái bức bối và ngột ngạt của lịch sử xã hội lúc bấy giờ là một bức tranh sinh động, có hồn nhưng cũng đầy ắp nỗi niềm, cảm xúc. Đó là bức tranh mùa hè, bức tranh tâm trạng trong " Khi con tu hú" và nổi bật trong bài thơ là hình tượng chiến sĩ cách mạng với tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, yêu tự do, khao khát tự do.

" Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."

Những âm thanh thật là náo nức, rạo rực. Tiếng chim tu hú" gọi bầy" lảnh lót trên nền nhạc rộn rã của những tiếng ve ngân. Trên trời cao có" đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Cùng với những âm thanh sống động, rộn ràng, màu sắc là hương thơm. Hương thơm của đồng lúa chín, hương thơm ngọt ngào của những trái cây dần chín, hương thơm từ những bắp rây đã vàng hạt. Hình ảnh thơ mà tác giả đã sử dụng thật rực rỡ, tươi sáng, táo bạo, đạm chất nhạc giàu chất họa. Với những tính từ chỉ màu sắc rực rỡ tươi sáng : nắng đào, vàng , xanh ... tác giả đã dùng để nhấn mạnh một mùa hè tươi tắn nồng nàn, say mê, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào bung nở trong không gian tự do. Đó là một bức tranh đẹp về mùa hè. Nhưng khó có ai đoán được đó lại chính là một bức tranh trong tâm tưởng của người chiến sĩ, người tù cách mạng. Đó là một cuộc vượt ngục bằng ý chí. Phải chăng đấy chính là tình yêu quê hương, cuộc sống, yêu đời, sự gắn bó sâu sắc tuôn chảy mãnh liệt trong tâm hồn tinh tế nhạy cảm của nhà thơ Tố Hữu. Là khát vọng tự do cháy bỏng.

"...Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Khi nghe hè dậy bên lòng, khi nghe tiếng gọi của tự do thôi thúc để rồi người tù cách mạng, người chiến sĩ ấy bừng dậy tình yêu đời và khát vọng tự do đạp tan cánh cửa ngục tù. Khao khát đó biến thành hành động phá cũi, sổ lồng để được hòa mình cào cuộc sống tự do, cuộc sống đấu tranh của dân tộc, thoát ra khỏi cái không gian tù túng chật hẹp, bức bối đã giam cầm con người chiến sĩ đầy tình yêu, nghị lực, kiên cường lòng đấu tranh dành lấy tự do cho mình, cho dân tộc. Cái tôi cá nhân vận động khỏe khoắn hòa trong cái ta của cộng đồng để đấu tranh. Nhưng sao khi bài thơ khép lại vẫn lại là âm thanh ấy, âm thanh tiếng chim tu hú" cứ" kêu. Diễn tả âm thanh tự do kêu hoài kêu mãi không dứt, thôi thúc tiếng gọi tự do mãnh liệt hơn bao giờ hết, kêu mãi không ngừng nghỉ. Thế giới của sự tù tội, giam cầm vốn luôn đối lập với thế giới của tự do, nhưng lại được tác giả đặt cạnh nhau, so sánh bởi cùng một thước đo tạo nên sự đối lập, tương phản gây tính chất gay gắt mãnh liệt.
Trong bài thơ không nói về nỗi khổ vật chất của người tù cho thấy người chiến sĩ cách mạng đã vượt lên những nỗi đau, những thiếu thốn về vật chất. Và nỗi đau nhàu xé tâm can của người tù ấy là nỗi đau của những người mất nước, mất đi cuộc sống tự do yên bình, mong muốn được đạp đổ mọi thứ" phá cũi sổ lồng" để chiến đấu cho cách mạng, đập tan cái chế độ dã man đang cầm tù cả một dân tộc, một đất nước. Căm phẫn, uất ức, vật vã cao độ đó là tâm trạng của người tù cách mạng. Tại sao vậy? Có lẽ là vì tình yêu cháy bỏng, tình yêu tha thiết mãnh liệt của người chiến sĩ đối với quê hương của mình khi nghĩ tới những lầm than cơ cực của dân tộc, đất nước lúc bị cướp mất sự tự do chăng. Đúng là một con người đáng được trân trọng, ngợi ca và là tấm gương yêu nước của mỗi con dân trên đất nước Việt Nam này. Tố Hữu đã gieo rắc vào lòng người đọc vẻ đẹp của tình yêu quê tha thiết, đằm thắm, sâu sắc, mãnh liệt trong lòng người chiến sĩ cách mạng-Tố Hữu nói riêng và những anh hùng chiến sĩ dân tộc nói chung.

Câu trả lời:

- Tâm trạng của người tù khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài: Thể hiện qua bức tranh mùa hè. Tiếng chim tu hú đã mở ra cả một bức tranh mùa hè tươi đẹp trong tâm tưởng người tù cách mạng. Sáu câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên mùa hè (âm thanh: tiếng chim tu hú, tiếng ve, tiếng sáo diều,... những âm thanh đặc trưng cho mùa hè báo hiệu một sự sống tưng bừng, rộn rã; sản vật: lúa chiêm chín, trái cây ngọt, bắp vàng hạt,... sản vật đang ở thời kì sinh sôi nảy nở; không gian: trời xanh cao rộng, sân đầy nắng,...). Những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè đã được khắc họa. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, nở ra và bắt nhíp cho sự sống: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, không gian bao la khoáng đạt,... trong cảm nhận người tù. Tất cả thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, sự nhạy cảm với những biến động của đất trời trong tâm hồn người tù. Người tù ở đây khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài, muốn được hòa nhập với thế giới tự do ấy. - Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khao khát tự do của người tù: Bốn câu thơ cuối, tâm trạng người tù được thể hiện trực tiếp. Tác giả sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng mạnh để miêu tả (đạp tan phòng, chết uất), nhiều từ ngữ cảm thán (ổi, thôi, làm sao). Nhịp điệu câu thơ ngắt bất thường: nhịp 6/2 (Mà chân muốn đạp tan phòng / hè ôi), nhịp 3/3 (Ngột làm sao / chết uất thôi). Người tù cảm thấy ngột ngạt đến cao độ muốn hành động: chân muốn đạp tan phòng. Tâm trạng ấy thể hiện sự khao khát đến tột cùng cuộc sống tự do, muốn thoát khỏi căn phòng giam tù ngục của người tù. - Tâm trạng xuyên suôt cả bài thơ là sự khát khao tự do, tiếng tu hú chinh là tiếng gọi tha thiết của tự do đối với người tù trẻ tuổi. Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè, khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thúc bài thơ tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự do. - Thể thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, linh hoạt đã thành công trong việc thể hiện cảm xúc người chiến sĩ. Giọng điệu thơ liền mạch, tự nhiên, nhất quán khi tươi sáng, khi dằn vặt phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu trả lời:

Những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè đã được khắc họa. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, nở ra và bắt nhịp cho sự sống: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, không gian bao la khoáng đạt,... trong cảm nhận người tù. Tất cả thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, sự nhạy cảm với những biến động của đất trời trong tâm hồn người tù. Người tù ở đây khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài, muốn được hòa nhập với thế giới tự do ấy.

- Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khao khát tự do của người tù: Bốn câu thơ cuối, tâm trạng người tù được thể hiện trực tiếp. Tác giả sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng mạnh để miêu tả (đạp tan phòng, chết uất), nhiều từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao). Nhịp điệu câu thơ ngắt bất thường: nhịp 6/2 (Mà chân muốn đạp tan phòng / hè ôi), nhịp 3/3 (Ngột làm sao / chết uất thôi). Người tù cảm thấy ngột ngạt đến cao độ muốn hành động: chân muốn đạp tan phòng. Tâm trạng ấy thể hiện sự khao khát đến tột cùng cuộc sống tự do, muốn thoát khỏi căn phòng giam tù ngục của người tù.

- Tâm trạng xuyên suốt cả bài thơ là sự khát khao tự do, tiếng tu hú chính là tiếng gọi tha thiết của tự do đối với người tù trẻ tuổi. Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè, khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thức bài thơ tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự do.

- Thể thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, linh hoạt đã thành công trong việc thể hiện cảm xúc người chiến sĩ. Giọng điệu thơ liền mạch, tự nhiên, nhất quán khi tươi sáng, khi dằn vặt phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu trả lời:

Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông ngập tràn những hình ảnh làng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của ông tiêu biểu cho phong cách ấy.

Nhan đề của bài chỉ là một cụm từ chỉ thời gian (vẫn chưa đầy đủ). Nhan đề của bài thơ là một ẩn ý vừa chỉ một thời điếm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật, vừa chỉ sự khát khao hoạt động của con người.

Có thể tóm tắt nội dung bài thơ như sau: Khỉ con tu hú gọi bầy (cũng là khi mùa hè đang đến), người tù cách mạng càng thấy ngột ngạt, cô đơn trong phòng giam chật hẹp, càng khát khao được sống cuộc sống tự do bay bổng ở ngoài kia.

Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đẩy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.

Đọc kĩ lại những câu thơ, ta bỗng phát hiện thêm nhiều điều kì lạ khác nữa. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải "hạt bắp vàng mà là "bắp rây vàng hạt" nắng là "nắng đào" màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì "càng rộng càng cao" tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ "ngân" mà còn "dậy" lên, hai tính từ miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Chừng như để hoà điệu với những âm thanh và hình ảnh đó, cánh diều sáo cũng không chịu lững lờ" hay "vi vu" mà "lộn nhào từng không”. Cánh diều như cũng nô nức, vui lây trong không gian lộng lẫy màu sắc và rộn rã âm thanh đó.

Sở dĩ có hiện tượng đó là bởi tác giả đã không trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật. Nhà thơ đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe... Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa hay màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế nên những màu sắc, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, rực rỡ hẳn lên. Đoạn thơ này thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống, đôi với quê hương.

Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.

Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.

Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sàu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.

Câu trả lời:

Soạn bài Thuế Máu Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Về cách đặt tên chương, tên các phần của tác giả. - Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có lẽ một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lộ xương máu, mạng sống. ‘Thuế Máu’ là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Cái tên ‘thuế máu’ gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân. Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị. Từ ‘Chiến tranh và người bản xứ’ đến ‘Chế độ lính tình nguyện’ rồi chỉ ra ‘Kết qua của sự hi sinh’, các phần nối tiếp như thế… chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc. Câu 2. a. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở thời gian trước với khi cuộc chiến xảy ra. - Trước chiến tranh, họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử và đánh đập như súc vật. - Khi cuộc chiến tranh bùng bổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý. Điều ấy nói lên thủ đoạn lừa bịp bị ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biên họ thành vật hi sinh (các từ ngữ, các hình ảnh trong lời lẽ của bọn thực dân cầm quyền được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý, giọng điệu trào phúng). b. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. - Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền. - Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền. Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên các bãi chiến trường ác liệt, xa xôi. Giọng điệu đoạn này vừa giễu cợt vừa thật xót xa. - Tuy không trực tiếp ra mặt trận nhưng rất nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh ở hậu phương cũng chịu bệnh tật, cái chết đau đớn. - Tác giả đã nêu ra một con số đáng chú ý về số người bản xứ đã bỏ mình trên đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 3. Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân ? Người dân thuộc địa có thực ‘tình nguyện’ hiến dâng xương máy như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không ? - Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính. - Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu. - Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối. - Trong khi làm những điều trên, chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dương chỉ càng bộc lộ sự lừa bịp trơ trẽn. - Không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Tác phẩm đã kể ra sự thực : người dân thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính. Câu 4. Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh ? Cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi bóc lột hết ‘thuế máu’ ? - Khi chiến tranh chấm hứ thì các lời tuyên bố ‘tình tứ’ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt. Những người từng hi sinh bao xương máu, từng được tâng bốc trước đây mặc nhiên trở lại ‘giống người hèn hạ’. - Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ không hề biết đến chính nghĩa và công lí. - Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của chính quyền thực dân lại được bộc lộ trắng trợn khi tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bi như đối với súc vật. Người dân thuộc địa lại trở về với vị trí hèn hạ ban đầu sau khi bị bốc lột trắng trợn hết thuế máu. Câu 5. Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương, về nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả. a. Ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian : trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản thuế máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa được miêu tả một cách cụ thể, sinh động. b. Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau : - Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tình cảm và sức mạnh tố cáo. + Trước hết, những hình ảnh được xây dưng đều có tính xác thực phản ánh chính xác tình trạng thực tế. Bản chất hình ảnh ấy đã mang tính lí lẽ không thể chối cãi. + Vừa xác thực, các hình ảnh trong tác phẩm vừa manh tính chất châm biếm, trào phúc sắc sảo và xót xa. Nhiều hình ảnh, nhất là ở phần Chiến tranh và người bản xứ mang đậm cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số phận thảm thương của người lính thuộc địa. + Gắn với hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm cũng mang màu sắc trào phúng, châm biếm : ‘con yêu’, ‘bạn hiền’, ‘chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do’, ‘lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế’, ‘đem xương mình chạm nên những chiếc gậy’, ‘vật liệu biết nói’. - Giọng điệu trào phúng đặc sắc : + Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai (chú ý đùng một cái’, ‘ấy thế mà’). + Nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để đả kích bản thân lừa bịp trơ trẽn. + Sử dụng rất thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác (chú ý đoạn cuối phần II). Dùng liên tiếp các câu hỏi để nêu lên các sự thực đập lại lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Câu 6. Gợi ý nhận xét về yếu tố tự sự và yếu tốt biểu cảm trong đoạn trích. - Tác giả sử dụng có hiệu quả biện pháp nghệ thuậ kể để nêu ra những câu chuyện, những bằng chứng rõ ràng. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế sinh động nên khôi chối cãi. Để tăng tính xác thực, khi cần còn dẫn ra ý kiến của người khác hay lời lẽ của chính đối tượng đã kích. - Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu tượng cao. Từ đó toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa, bộ mặt giả nhân giả nghĩa bỉ ổi của chính quền thực dân. Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu của tác phẩm, người nhận ra một lòng căm phẫn kẻ thống trị tàn ác, niềm xót xa thương cảm cho thân phận người nô lệ bị lợi dụng, bị bóc lột ‘thuế máu’. - Trong đoạn trích, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hòa. Thự ra, trong bản thân yếu tố này đã bao hào, đã chứa đựng yếu tố kia và chúng được thể hiện qua nhau.

Câu trả lời:

Kiến thức cũng như học vấn, nó là một thứ rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Những người có trình độ học vấn cao thì họ sẽ đạt được nhiều thành tựu, đỉnh cao ở những lĩnh vực khác nhau. Họ cũng là người góp phần cho thế giới ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Tuy nhiên, con người phải vượt qua nhiều khó khăn, chông gai trong quá trình học tập để có được kiến thức. VÌ vậy, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”. Đầu tiên, theo ta biết thì “học vấn” không giống học tập, nó là trình độ hiểu biết nhất định của mỗi chúng ta. “Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn, vất vả, gian nan trên con đường học tập. Và “hoa quả ngọt ngào” chính là những niềm vui, hạnh phúc, những thành quả tốt đẹp mà ta đạt được sau quá trình học tập đầy chông gai. Cả câu ngạn ngữ muốn cho chúng ta biết về cả hai mặt trong một vấn đề: con đường học vấn tuy đầy những thử thách chông gai nhưng sẽ đem lại nhiều kết quả thật tốt đẹp. Thật vậy, con đường học vấn có rất nhiều khó khăn, đó là những “chùm rễ đắng cay” mà ta phải vượt qua. Bởi vì tri thức nhân loại là vô tận, khả năng con người chúng ta thì có hạn, liệu ta có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó ? Trên con đường học vấn còn có rất nhiều thử thách mà ta phải cố gắng vượt qua để đạt được tri thức. Tuy nhiên, học vấn không chỉ là những hiểu biết, mà ta còn phải rèn luyện cả đạo đức và nhân cách của mỗi người. Muốn có học vấn không phải chỉ vượt qua những khó khăn trên con đường học tập mà còn phải vượt qua chính mình, phải biết rèn luyện những đức tính như cần cù, nhẫn nại,…để đạt được thành quả như mong muốn. Đó là quá trình rèn luyện vất vả mà ta buộc phải vượt qua để đạt được những “hoa quả ngọt ngào”. Kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập dù chỉ là hạt cát nhỏ trong sa mạc, nhưng nó vẫn giúp ta đảm bảo cuộc sống của mình và góp một phần nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tiến bộ. Hiểu biết và đạo đức là hai yếu tố quan trọng để có được học vấn cao, vì thế chúng ta phải ra sức học tập và rèn luyện bản thân. Tấm gương sáng nhất của chúng ta về việc học tập, tìm tòi, nâng cao tri thức chính là Bác Hồ vĩ đại. Bác luôn kiên trì, bền bỉ học tập rất gian khổ để có học vấn cao. Bác biết rất nhiều ngoại ngữ và đã trở thành người rất tài giỏi. Người đã đưa nước Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau để có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc như hôm nay. Với trình độ học vấn uyên thâm của bác thì bác còn được gọi là doanh nhân văn hoá thế giới. Bên cạnh đó là những tấm gương nhỏ như các nhà khoa học, họ cũng đã rất vất vả để có thể phát minh và sáng tạo ra nhiều thứ mới lạ. Những thứ đó đã góp phần cải tạo xã hội ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Nó còn giúp ta nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Hiểu sâu sắc được vị đắng của “chùm rễ đắng cay” ấy thì mỗi chúng ta sẽ tự biết cố gắng hơn để rồi tự hào về học vấn của mình. Mỗi chúng ta phải tự xác định được mục đích và quan điểm học tập đúng đắn. Ta không nên nản lòng mà cần phải chống chọi những gai góc, gian lao đó, không ngừng bồi dưỡng nghị lực và quyết tâm theo con đường học vấn. Học tập là chìa khoá duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Đừng nên quản ngại với những “chùm rễ đắng cay” mà hãy đối mặt và vượt qua nó, như thế ta mới có thể nhận được những “hoa quả rất ngọt ngào”. Có như thế, chúng ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.

Câu trả lời:

Mỗi đất nước đều có những nền học vấn riêng mang đậm đà bản sắc dân tộc.Và dù là dân tộc nào thì cũng hiểu rất rõ những giá trị mà học vấn mang lại , cũng như có nhiều kinh nghiệm về những gian khổ qua quá trình rèn luyện và trau dồi tri thức .Cũng chính vì vậy mà người Nga có câu ngạn ngữ rất hay:”Học vấn là chùm rễ đắng cay nhưng cho hoa trái ngọt lành .” Học vấn là gì?Đó là cả một quá trình dài mà con người thu nhận kiến thức ,kinh nghiệm , những kĩ năng từ thầy cô, bạn bè, sách vở và chính từ cuộc sống. Để rồi từ đó con người biến tất cả những thứ đó thành cái của mình để làm hành trang bước vào đời. Nói học vấn là chùm rễ đắng cay là vì để việc học tập có hiệu quả, con người phải đầu tư nhiều thời gian, sức lực, tiền của và sự nỗ lực của bản thân cho việc học tập. Chỉ để đi hoc thôi, nhiều người phải đi bộ trên những quãng đường dài hàng chục cây số, phải băng rừng lội suối phải đi trong mưa nắng, phải tranh thủ ngay cả những giờ nghĩ ngơi sau một ngày lao động vất vả …Thêm vào đó người học phải đọc thêm sách tham khảo nghiên cứu tìm tòi, hỏi han thầy cô, bạn bè, phải làm bài, học bài thi cử. Rồi còn có khó khăn là không hiểu được bài , không theo kịp bạn bè, có lúc nhức đầu mệt mỏi. Bao nhiêu vất vả khó nhọc kia chính là” chùm rễ đắng cay” mà người học phải nếm trải.Lại nói học vấn là” hoa trái ngọt lành”bởi khi chương trình học kết thúc người học sẽ bước thêm một bước dài trên con đường tri thức, được khám phá nhiều điều hay trong kho tàng kiến thức nhân loại. Chỉ biết đọc thôi cũng là một khác biệt lớn so với những người mù chữ, nếu học toán ta sẽ biết tính toán những phép toán đơn giản, biết được những định luật lý hóa đơn giản để giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Còn với những chương trình chuyên sâu hơn. Người học sẽ trở thành chuyên gia am hiểu khá sâu trong lĩnh vực đó và trở thành thầy dạy cho người khác. Học vấn giúp con người trở nên hiểu biết hơn, hữu ích và được mọi ngừơi tôn trọng. Như thế học vấn mang lại cho người học bao nhiêu điều tốt đẹp, đó là “những hoa trái ngọt lành.”Con đường học vấn mà chúng ta đi hôm nay đầy gian nan thử thách cần vượt qua như những chùm rễ phải cố gắng cắm sâu tận trong lòng đất để hút lấy chất dinh dưỡng của đất mẹ. Lòng đất ở đây tượng trưng cho thế giới vô tận không bờ bến cho sự học. Những chùm rễ quanh năm không thấy ánh sáng mặt trời vẫn kiên cường sống bám vào lòng đất, không gian nan nào không vượt qua…Để đến một ngày được gặt hái những chùm hoa quả ngọt lành. Nhưng bên cạnh đó có những ngừơi không hiểu được những lợi ích mà học vấn mang lại mà trước mắt chỉ thấy những đắng cay và gian nan mà học vấn đem tới, cũng chính vì ý nghĩ thiểu cận như vậy mà việc học của họ chẳng đi tới đâu .Dẫn đến biết bao sự việc tai hại có thể xảy ra. Không học thì không có kiến thức, không có hiểu biết thì không thể nào trở thành một người có ích cho xã hội. Tuy vậy chúng ta cần nhớ rằng “hoa trái ngọt lành” của học vấn không phải là để người khác phục tùng, vị nể. Vì người học với muc đích như vậy chỉ là kẻ kiêu ngạo. Học vấn ở đây cần được hiểu rộng ra là sự hiểu biết, là tự rèn luyện nhân cách cho bản thân để trở thành người có hiểu biết, có kiến thức sâu rộng, có đạo đức và nhân cách cao đẹp. Chính nhờ trải qua học tập con người sẽ mang lại được những giá trị cao đẹp hơn. Để mỗi người đều trở thành những người tốt trong xã hội, ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng học tập thật tốt và tiếp thu nhiều kiến thức trong cuộc sống cũng như trong môi trường học đường, cố gắng nâng cao học vấn, đó chíng là giúp hoàn thiện bản thân mình cũng như xây dựng đất nước giàu đẹp hơn. Câu ngạn ngữ trên mãi mãi là một chân lý đúng đắn để mỗi chúng ta nhận thức rõ giá trị của học vấn trong cuộc sống. Hãy học hỏi hơn nữa để cây học vấn của mỗi chúng ta mãi xanh tươi và trĩu nặng những hoa trái ngọt lành.