Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Anh Tuấn Hồ Sĩ

viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài đi đường

Nguyễn Hà Linh Nhi
10 tháng 3 2017 lúc 21:59

"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường- để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.

1. Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:

"Có đi đường mới biết đường đi khó,

Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".

Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".

Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi...".

(Người đi tìm hình của nước)

Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.

2. Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:

"Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai.

3. "Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:

"Núi cao gặp hổ mà vô sự,

Đường phẳng gặp người bị tổng lao".

"Xử thế từ xưa không phải dễ,

Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".

(Đường đời hiểm trở)

Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.

Lê Thiên Anh
10 tháng 3 2017 lúc 22:02
Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh là một tác phẩm văn học có giá trị lớn. Nhiều bài thơ trong Nhật kí trong tù thể hiện một quanh niệm sống đúng đắn, trở thành những bài học quý cho chúng ta. Bài thơ “Đi đường” là một dẫn chứng: “Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao chập chùng Núi cao lên đén tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” Ta hãy tìm hiểu ý nghĩa bài thơ : “Đi đường” của Bác. Con đường lên núi thật khó khăn vất vả, nhiều gian nan mệt nhọc. Vượt qua ngọn núi này,ta lại phải trèo lên ngon núi khác cao hơn, núi non trập trùng liên tiếp. Nhưng khi đặt chân lên đỉnh núi cao nhất, ta sẽ thấy được toàn cảnh thiên nhiên vơi muôn trùng non nước bao la. Không chỉ dùng lại những ý nghĩa đó, bài thơ đã sáng lên sự kiên trì và tận lực vượt qua bao gian nan thử thách, con người sẽ có được tầm nhìn xa trông rộng Bài thơ nêu lên một chân lý tuy giản dị nhưng sâu sắc. những khó khăn liên tiếp xảy đến trong cuộc sống đã đặt ra những vấn đề phải giải quyết, thử thách sức phấn đấu cuả ta. Nhờ sự phấn đấu, rèn luyện, ta sẽ có tầm hiểu biết sâu rộng và giải quyết đúng đắn vấn đề, đạt được mục đích mong muốn. Thực vậy, từ năm 1911, khi bước chân ra đi tìm đường cứu nước, trải qua nhiều gian khổ nơi đất khách quê người để tìm ra một con đường chân lý một con đường giải phóng dân tộc được độc lập tự do, thoát khỏi ách cai trị của bọn đô hộ, thực dân. Trải qua không biết bao nhiêu gian truân, bao nhiêu khó khăn gian khổ và thách thức nhưng chính nhờ tinh thần quyết tâm của một chàng trai xứ Nghệ, bằng sự kiên trì học tập rèn luyện, Người đã đạt được mục đích cao nhất là : Tìm đường đi cho dân tộc đi theo. Văn tức là Người, học thơ văn Bác chính là học tập nhân cách cao đẹp của Bác. Bài thơ Đi đường đã nêu lên một bài học quý về nhân sinh quan cách mạng cho thanh niên chúng ta.