Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Phú Thọ , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 11
Số lượng câu trả lời 374
Điểm GP 5
Điểm SP 193

Người theo dõi (47)

Đang theo dõi (125)


Câu trả lời:

- Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

- Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên:

Mối quan hệ

Trách nhiệm

Giữa vợ và chồng Chung thuỷ, yêu thương, quý trọng, chăm sóc và giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Giữa cha mẹ và con cái
Cha mẹ

yêu thương, nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

Con cái Yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo; vâng lời và nuôi dưỡng cha mẹ; giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Giữa ông bà và các cháu
Ông bà Yêu thương, quan tâm và chăm sóc và giáo dục các cháu, làm gương tốt cho các cháu noi theo.
Cháu

Yêu thương, kính trọng, hiếu thảo, có tránh nhiệm phụng dưỡng ông bà.

Giữa anh-chị em phải có tránh nhiệm thương yêu, tôn trong, đùm bọc và biế bảo ban, chăm sóc và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

-Bài học cho bản thân: phải yêu quý , kính trọng ông bà- cha mẹ, kế thừa và phát truyền thống tốt đẹp của gia đình, đỡ đần việc vừa sức, không ngược đãi , xúc phạm người trên : yêu thương người lớp dưới, anh chị em trong nhà và biết lấy những tấm gương đạo đức mà noi theo cố gắng.

Mk làm vậy, bạn tham khảo xem nhé!

Câu trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

Câu 2: tác hại của thói a dua được nêu trong đoạn trích:

- Làm con người đánh mất mình nhanh chóng và ngọt ngào nhất: tức khắc đánh rơi mất mình cùng lòng tự trọng, ý thức tự tôn.

- Làm con người trở nên thiếu tự tin , thiếu bản lĩnh , từ đó làm cho con người bị lệ thuộc thao túng bởi kẻ khác kẻ khác ( kẻ mạnh - kẻ nổi bật ) mà không còn biết tin tưởng vào bản thân mình , nghe theo trào lưu a dua một cách mù quáng.

=> Con người sẽ không biết tự suy sét đúng- sai , phải- trái ; xem kẻ mạnh là chân lí , là đúng , là phải ; trở nên mù quáng , yếu kém và không biết tự rèn luyện và học hỏi , trau dồi bản thân.

Câu 3:

Tác giả nói rằng thói a dua khiến cho con người " mất mà đinh ninh là mình được là bởi nhiều lí do. Thứ nhất , đó là do thời đại. Theo đà phát triển của xã hội, con người có nhiều thuận lợi tốt đẹp hơn nhưng bên cạnh cái tốt đẹp ấy là một hệ luỵ không hề nhỏ mà thành phần chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất lại đa phần là thế hệ trẻ. Thứ hai , người trẻ sử dụng nhiều công cụ khoa học , tin học phát triển như mạng xã hội , internet... với nhiều mục đích khác nhau. Và ở đó , con người tiếp xúc với nhiều thói hư tật xấu hơn là cái tốt. Chính vì vậy nên đôi khi họ bị kéo vàocái xấu một cách mù quáng mà không hay biết . Mà thực trạng đó được gọi là a dua. Từ đó , con người dần đánh mất chính bản thân , lý trí tỉnh táo một cách nhanh chóng và cả lòng tự trọng , ý thức tự tôn của chính mình. Chính vì vậy , thói a dua khiến cho người mắc phải "mất mà đinh ninh là mình được".

Câu 4:

A dua , xét đến cùng là căn bệnh của kẻ yếu. Bởi con người trơi sinh không ai không có lòng tự trọng, có cái tôi của riêng mình chỉ là bản thân người đó có đủ tự tin , bản lĩnh để bảo vệ ý kiến và quan điểm của mình trước cái chung hay không .Người có đủ can đảm , tự tin để làm được điều đó tức là kẻ mạnh và những "kẻ yếu" sẽ không đủ tự tin . Những kẻ đó sẽ chỉ biết hùa theo , a dua theo kẻ mạnh hơn bất kể đúng sai , ăn theo như thần tượng. Đó là căn bệnh của kẻ yếu , những kẻ mang phẩm chất và năng lực yếu kém ; chỉ biết lệ thuộc mù quáng vào kẻ mạnh mà không có chính kiến , lòng tự trọng và ý thức tự tôn của chính mình.

Ý kiến riêng của mk , bạn thao khảo nhé !