Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Lưu học sinh đang ở nước ngoài , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 124
Điểm GP 11
Điểm SP 107

Người theo dõi (17)

Đang theo dõi (1)

VTA Hủy Diệt

Câu trả lời:

Câu 3:(Dài lắm nên em chọn lọc mà chép nha)

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí:

+ Bắc Trung Bộ liền kề với Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.

+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở.

- Về mặt tự nhiên:

+ Có dải đồng bằng ven biển: Thanh - Nghệ - Tỉnh, Bình - Trị - Thiên.

+ Đất phù sa mới tập trung ở các con sông. Đất cát biển. Đất feralit ở vùng rìa đồng bằng. Một số nơi có đất đỏ badan. Có khả năng trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Rừng có diện tích tương đối lớn.

+ Các hệ thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.

+ Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Về mặt kinh tế-xã hội:

+ Dân số đông

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Có đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào.

+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

b) Khó khăn

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.

- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.

- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.

- Cơ sở hạ tầng còn nghèo.

-Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị chia cắt mạnh.

+ Đời sống người dân còn khó khăn, đặc biệt vùng núi phía Tây.

Câu 1:

Dân số hiện tại của Việt Nam là 97.840.353 người vào ngày 10/12/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Gia tăng dân số
– Vào đầu thế kỉ XX, tỉ suất tăng bình quân đạt 1.3% đặc biệt ở thời kì 1943-1951 số dân giảm nhưng từ những năm 50 trở lại đây, nước ta bắt đầu có hiện tượng “ bùng nổ dân số” và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX.
– Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
– Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm dần, tuy nhiên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng lên khoảng một triệu người.
– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa miền núi với đồng bằng và giữa thành thị với nông thôn.

**** Tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng vì :

+ Tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ tử.

+ Việt Nam có quy mô dân số lớn, mặt khác cơ cấu dân số trẻ nên số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

Câu 4:Chị không hiểu là em muốn tìm hiểu về cách vẽ hay cách nhận biết các biểu đồ này

Câu 2:Ngành công nghiệp ở tp Hồ Chí Minh:Cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, hóa chất - nhựa - cao su và ngành điện tử - công nghệ thông tin.....

-Khu công nghiệp:Hiệp Phước,Lê Minh Xuân,Tân Tạo,Tân Phú Trung,Đông Nam,Phong Phú,Tân Bình....

(còn trifnh bày các nhaanh tố về phát triển công nghiệp là sao chị k hiểu nên k giúp em được)



Câu trả lời:

Thiếu vitamin: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. Thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim. Thiếu vitamin C, trẻ có thể chảy máu dưới da và niêm mạc, giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn…

Tình trạng thiếu vitamin thường do cung cấp thiếu, gặp ở trẻ sống trong gia đình nghèo nên bữa ăn không đủ dưỡng chất; ăn phải gạo bị mốc hoặc để lâu ngày; rau quả để bị héo hoặc bảo quản lạnh quá lâu. Chế biến thức ăn không đúng như đun đi đun lại nhiều lần, tập quán ăn uống kiêng quá mức hoặc trẻ không được bú sữa mẹ... cũng là những nguyên nhân.

Trẻ mắc một số bệnh lý, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, các bệnh về gan, mật... thường hay bị thiếu vitamin và chất khoáng. Trẻ bị bệnh sốt rét có thể gây thiếu vitamin B1 và làm bệnh phức tạp thêm.

Các nguyên nhân khác thường gặp ở những trẻ đẻ non, sinh đôi, lớn quá nhanh nên nhu cầu vitamin cao hơn sự cung cấp hàng ngày. Ngoài ra, nếu nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đủ dưỡng chất thì ngay cả trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin

Thừa vitamin:Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin. Thừa vitamin D có thể làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp bị thiểu năng. Bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh…

Một số phụ huynh có thói quen sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ có thể vô tình làm cho trẻ thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng do tương tác thuốc... làm giảm hấp thụ các vitamin nhóm B; vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ vitamin A; vitamin C liều cao làm phá hủy vitamin B12; thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt...