Có 2 thanh kim loại Y với khối lượng như nhau, 1 thanh được nhúng vào dung dịch \(Cu\left(NO_3\right)_2\), 1 thanh được nhúng vào dung dịch \(Pb\left(NO_3\right)_2\). Khi số mol muối nitrat của kim loại Y trong 2 dung dịch phản ứng bằng nhau thì khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,15%, khối lượng thanh thứ 2 tăng 21,3% về khối lượng so với ban đầu. Xác định kim loại Y, biết rằng toàn bộ kim loại sinh ra trong phản ứng đều bám vào thanh kim loại ban đầu.
Dung dịch A chứa x mol CuSO4 và y mol FeSO4. Người ta thực hiện các thí nghiệm sau đây:
Thí nghiệm 1: Cho z mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng dung dịch thu được có 3 muối.
Thí nghiệm 2: Cho 2z mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng dung dịch thu được có 2 muối.
Thí nghiệm 3: Cho 3z mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng dung dịch thu được có 1 muối.
a) Hãy cho biết mối quan hệ giữa z với x, y trong mỗi thí nghiệm trên.
b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng nếu \(x=0,2;y=0,3\) và số mol Mg là 0,4.
Cho 6,85g kim loại hóa trị II vào dung dịch muối sunfat của 1 kim loại hóa trị II khác (lấy dư) thu được khí A và 14,559g kết tủa B. Lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn C. Đem chất rắn C hòa tan trong dung dịch HCl (lấy dư), phần không tan còn lại có khối lượng 11,65g. Xác định hai kim loại nói trên?
Cho 1 luồng khí CO qua 19,2g một oxit của kim loại M, sau một thời gian thu được chất rắn A và khí B. Cho khí B qua dung dịch nước vôi dư trong thu được 30g kết tủa trắng. Để hòa tan hết A ta phải dùng lượng vừa đủ là 300ml dung dịch HCl 2,6M thì thu được 4,48(l) (đktc). Hãy xác định công thức hóa học oxit của kim loại M.
Có hỗn hợp X gồm Fe và kim loại A có hóa trị II
Thí nghiệm 1: Hòa tan hết 12g hỗn hợp X vào 200ml dung dịch HCl 3,5M thu được 6,72(l) khí ở đktc
Thí nghiệm 2: Lấy 3,6 (g) kim loại A hòa tan hết vào 400ml dung dịch H2SO4 1M thì H2SO4 còn dư
a) Xác định kim loại A
b) Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X?