HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Tôi vẫn nhớ như in năm đó tôi tròn năm tuổi, gia đình tôi đã có một chuyến đi đến Huế.
Từ đồng âm: năm
Từ Hán Việt: gia đình
Hai câu thơ là lời nhắc nhở đứa con dù đi đến phương trời nào cũng đừng quên lối về nhà nơi có hơi ấm của gia đình - ngọn lửa yêu thương không bao giờ tắt.
Đáp án: D. Đại dương
Tên người chồng trong "Truyện người con gái Nam Xương" là: Trương Sinh.
Câu thơ trên là đoạn trích trong tác phẩm "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.
"Những ngôi sao xa xôi" là tác phẩm văn học em yêu thích nhất viết về đề tài chiến tranh.
Khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con Sư tử đang giận dữ bỗng cụp mắt xuống rồi lẳng lặng bỏ đi vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận hay có thêm hành động nào tổn thương đến Ha-li-ma.
Câu 6:
b. Các từ "vẫn, còn, vơi dần, bớt" là phó từ chỉ mức độ giảm dần. Sự xuất hiện của các từ loại ấy có tác dụng:
- Gợi cho ta cảm nghĩ về thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên ( nắng mùa thu, mưa mùa thu, và cả tiếng sấm ngày đầu thu).
- Gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Gợi mở những suy ngẫm về cuộc đời của tác giả.
c. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ "sấm" và "hàng cây đứng tuổi". "Sấm" gợi những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời.
a. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được Hữu Thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977 (sau ngày giải phóng đất nước 2 năm) trong một cuộc thi sáng tác thơ ca tại trại hè. Bài thơ được in lần đầu ở báo Văn nghệ, sau đó in trong tập thơ Từ chiến hào đến thành phố (xuất bản năm 1991).
Đề tài: thiên nhiên đất trời cuối hạ đầu thu.
Chủ đề: Qua việc miêu tả sự chuyển mình của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu, bài thơ thể hiện những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên những suy ngẫm về bước đi của thời gian.
Đoạn thơ thể hiện tính triết lí của tác giả:
"Vẫn còn bao nhiêu nắng.Đã vơi dần cơn mưa.Sấm cũng bớt bất ngờTrên hàng cây đứng tuổi."
Câu 3:
Hai từ đồng nghĩa là "Chùng chình" - "Dềnh dàng". Cách tác giả sử dụng chúng không giống nhau. Dù hai từ này trong bài thơ có thể hiểu với nghĩa: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết. Nhưng từ "dềnh dàng" với nét nghĩa trên thì lại diễn tả dòng chảy chậm chạp, thong thả của dòng sông khi sang thu đồng thời gợi cảm giác dòng sông như mang tâm trạng của con người, đang lắng lại, suy nghi trầm tư về những trải nghiệm đã qua.
Câu 4:
Hình ảnh "đám mây mùa hạ" trong khổ thơ là sự phát hiện đầy mới mẻ của tác giả Hữu Thỉnh. Đám mây ấy đang "vắt nửa mình qua thu". Điểm đặc biệt là: hình ảnh vừa có sức tạo hình vừa diễn tả sự vận động tinh tế của thời gian - như nhịp cầu nối giữa hai mua và làm cho ranh giới hai mùa thu, hạ trở nên mơ hồ, mong manh, không rõ rệt. Đồng thời gửi gắm nỗi niềm riêng của tác giả: tâm sự, là nỗi niềm sâu kín của nhà thơ trước dòng chảy của thời gian, trước sự thay đổi của đất nước, con người.
Câu 1:
Nhà thơ "Hữu Thỉnh" và bài thơ "Sang thu". Hai khổ thơ đầu
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Mạch cảm xúc của bài thơ: cảm xúc trước thiên nhiên khi mùa thu sang và những triết lý nhân sinh, suy ngẫm về cuộc đời.
Câu 2:
Các giác quan tác giả đã sử dụng: Khứu giác, xúc giác, thị giác. Căn cứ vào các hình ảnh thơ: hương ổi, gió se, sương chùng chình.