Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 15
Số lượng câu trả lời 94
Điểm GP 3
Điểm SP 56

Người theo dõi (40)

vũ minh trọng
bùi thảo ly
Nguyễn An Bằng
Phạm Văn Minh

Đang theo dõi (16)


Câu trả lời:

CHÚ Ý : CHỈ LÀ DÀN Ý HƯỚNG DẪN

 

Gợi ý viết đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của việc giữ chữ tín

- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: “Uy tín là cầu nối để tạo dựng mối quan hệ vững chắc và bền vững.” Quả thực như vậy, việc giữ chữ tín có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống mỗi người.

- Thân đoạn: Làm rõ vai trò, ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống. Có thể như sau:

+ Giữ chữ tín là là cơ sở quan trọng để xây dựng mối quan hệ vững chắc và thành công trong công việc. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tín nhiệm, tin cậy của những người xung quanh, từ đó giúp bạn xây dựng được tình cảm tin tưởng và sự kết nối với người khác.

+ Trong lĩnh vực công việc, việc giữ chữ tín giúp bạn nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người, trở thành chỗ dựa vững chắc cho mọi người, từ đó giúp mỗi người xây dựng thương hiệu cá nhân và danh tiếng, sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong công việc và dễ dàng thành công hơn.

+ Sống biết giữ chữ tín là sống đúng với đạo lí làm người, với truyện thống dân tộc để hướng đến xây dựng một xã hội tốt đẹp mà ở đó mọi người tin tưởng lẫn nhau.

+ Dẫn chứng:

++ Khi Bác Hồ sống ở Pác Bó, khi Bác chuẩn bị đi công tác có một em bé nói: “Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!” . Bác đồng ý với em, nhưng chuyến công tác này kéo dài đến tận 2 năm. Tuy nhiên khi trở về, Bác vẫn nhớ lời hứa khi xưa và mua cho em một chiếc vòng bạc. Bác nói: “Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là “chữ tín”. Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người”.

++ Vua Lỗ yêu cầu Nhạc Chính Tử đưa chiếc đỉnh giả cho vua Tề, nhưng Nhạc Chính Tử từ chối mà rằng: "Nhà vua quý cái đỉnh ấy thế nào thì tôi quý cái đức tín của tôi như thế." Sau đó, nhà vua phải mang đỉnh thật ra đưa cho chàng.

- Kết đoạn: Chữ tín là điều khó xây dựng nhưng dễ mất đi chỉ trong một khoảnh khắc nếu ta mắc sai lầm bởi “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Do đó, mỗi người hãy chú trọng xây dựng chữ tín của bản thân. Sống chân thành, coi trọng chữ tín là chiếc chìa khóa mở rộng cánh cửa thành công của mỗi người.

Cre:gg

Câu trả lời:

CHÚ Ý: CHỈ LÀ DÀN Ý , BÀI BẠN TỰ KHAI TRIỂN RA NHÉ

 

Dàn ý nghị luận về sức mạnh của ý chí con người

I Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

- Rút ra vấn đề nghị luận từ các đoạn trích.

- Ý chí: là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khi gặp khó khăn cũng không lùi bước, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu.

- Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

2. Bàn luận về sức mạnh ý chí của con người:

- Biểu hiện của người có sức mạnh ý chí:

Người có sức mạnh ý chí là người luôn lạc quan trong cuộc sống, khi gặp khó khăn họ sẽ tìm cách để vượt qua những khó khăn, thử thách chứ không chịu đầu hàng.Người có sức mạnh ý chí sẽ không ngừng học hỏi, luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân.

- Dẫn chứng về người có sức mạnh ý chí:

Trong tác phẩm văn học: nhân vật Hê-ra-clét và nhân vật Đăm Săn.Trong đời sống: thầy Nguyễn Ngọc Ký.

- Ý nghĩa của sức mạnh ý chí:

Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người.Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu.

3. Phê phán:

- Phê phán những người hèn nhát, dám nghĩ nhưng không dám làm.

- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực, thấy khó khăn đã vội nản chí.

4. Bài học:

- Cần phải trau dồi, rèn luyện bản thân để không bị gục ngã khi gặp khó khăn, thất bại.

- Cần có thái độ sống tích cực, biết vươn lên để khẳng định mình.

III. Kết bài:

- Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận: Vai trò quan trọng của sức mạnh ý chí đối với mỗi con người.

Cre: gg 

Câu trả lời:

“Chị em Thúy Kiều” được trích từ tác phẩm truyện Kiều, đây được xem là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích nói về hai chị em Vân và Kiều, cùng những nét đẹp mà họ sở hữu. Thúy Kiều có cái đẹp nổi trội hơn Thúy Vân, tuy nhiên, Vân vẫn đẹp tựa cành hoa. Hai chị em tuy nhiên cuộc đời của họ lại khác nhau, thân phận Thúy Kiều éo le. Thúy Vân may mắn hơn, được sống một cuộc sống êm đẹp, bình yên, không quá nhiều sóng gió. Vân và Kiều là con gái đầu lòng trong một gia đình, “tố nga” chỉ người con gái đẹp ngày xưa. Cô chị là Thúy Kiều, Thúy Vân là em, cả hai người đều đẹp tinh khôi. Nàng vừa đẹp cả hình thức bên ngoài lẫn nét đẹp tâm hồn, là một người con gái hoàn hảo. Thông thường, nhiều người quan niệm, người con gái đẹp sẽ có mệnh khổ, cuộc đời gặp nhiều sóng gió. Tuy nhiên, đối với Vân thì khác, nàng sở hữu nét đẹp trong trẻo, sống một cuộc sống yên ổn.

Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước Thúy Kiều. Sử dụng hình ảnh như “mai”, “tuyết”, thể hiện vẻ đẹp tự nhiên, hoàn mỹ. Tác giả dùng nghệ thuật ước lệ, làm nổi bật vẻ đẹp thanh tao, trong trắng như tuyết của nhân vật. Vân và Kiều đều đẹp, tuy nhiên “mỗi người một vẻ” khác nhau. Nét đẹp của Thúy Vân được tác giả so sánh ngang bằng với hoa, tuyết, ngọc. 

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Thúy Vân sở hữu nét sang trọng, thanh cao, quý phái. Khuôn mặt nàng tròn trĩnh, ngời sáng tựa vầng trăng trên cao. Chân mày Thúy Vân nở nang, đậm nét, làm điểm nhấn chung cho cả khuôn mặt. Nàng có nụ cười tươi như hoa, lung linh, tươi mát như ánh nắng. Mỗi khi nàng cất giọng nói, người nghe cảm giác êm ái, ngọt ngào, trong trẻo vô cùng. Nét đẹp của Thúy Vân đẹp hơn cả chuẩn mực tự nhiên, “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Chắc hẳn tương lai phía trước của nàng sẽ có cuộc sống tươi đẹp, yên ổn hơn.

Thông qua miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, ta thấy nàng là người đẹp hoàn hảo. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, khắc hoa hình ảnh Thúy Vân thật rạng ngời. Vẻ đẹp của nàng được tác giả lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, hơn những gì tự nhiên. Với phép nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, miêu tả hết trọn nét đẹp của Vân và Kiều. Hình ảnh Thúy Vân hiện lên thật sinh động, chân thực, trong tác phẩm “truyện kiều”. Nàng xinh đẹp đến mức làm cho bất kỳ ai cũng xao xuyến, mến yêu.

Thúy Vân sở hữu vẻ đẹp ưa nhìn, đôi mắt đen tuyền ngây thơ, càng nhìn kỹ càng mê đắm. Khi phân tích nét đẹp của Thúy Vân chúng ta thấy nàng không hề vướng bẩn của xã hội phong kiến xưa. Cái đẹp của Thúy Vân là cái đẹp tuyệt sắc giai nhân. Quả thực, cuộc đời về sau của Vân êm ả, không sóng gió, gian truân như Thúy Kiều.

Vẻ đẹp của Thúy Vân cho chúng ta thấy rõ được cô là một người con gái xinh đẹp, trong sáng. Đoạn trích “chị em Thúy Kiều” khắc họa rõ hình ảnh đẹp mỹ miều của Vân và Kiều. Bằng sự sáng tạo, bút pháp điêu luyện, tác giả đã miêu tả thành công hình ảnh Thúy Vân. Qua đó, Nguyễn Du muốn đề cao giá trị con người, ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên, tài năng thiên bẩm.

Cre: minhhang 

FQA