Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 47
Điểm GP 0
Điểm SP 13

Người theo dõi (1)

Nguyễn Minh Lan

Đang theo dõi (1)


Câu trả lời:

I. Mở bài: Giới thiệu cây compa -Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay.

II. Thân bài:

Nguồn gốc: do Galilée phát minh vào cuối thế kỷ 16, nhưng ý tưởng về nó cũng như một số ứng dụng của nó có thể có từ trước đó. Chiếc đầu tiên có thể đã do Guidobaldo del Monte, bạn của Galilée, làm vào năm 1658.Cấu tạo: Compa gồm có 3 phần: Phần đầu, chân quay, chân trụ. Giữa 2 chân có một bảng chia độ hình vòng cung dùng để đo bán kính đường tròn hoặc độ dài của đoạn thẳng. Phần chân gồm có một chân bằng kim loại đầu nhọn để cố định tâm đường tròn khi vẽ, chân kia được gắn với một cây bút chì để vẽ vòng tròn.Công dụng: Vẽ đường tròn trong toán học, công nghệ, địa lý, mỹ thuật

III. Kết bài: Chiếc compa là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một dụng cụ thông dụng, giá thành rẻ

Bài mình tự làm bạn tham khảo :

Com-pa (từ chữ Compas trong tiếng Pháp) là một dụng cụ vẽ kỹ thuật có thể được sử dụng để vẽ hình tròn, đường tròn hoặc vòng cung. Com-pa có thể được sử dụng cho toán học, soạn thảo bản vẽ, định vị, để đo khoảng cách, đặc biệt trên bản đồ và các mục đích khác.

Trước thời kỳ máy vi tính cá nhân trở nên phổ biến, com-pa và các công cụ khác để vẽ tay thường được đóng gói thành một bộ, với các bộ phận thay thế cho nhau. Ngày nay, những thao tác này thường được thay thế bằng máy vi tính cùng các chương trình thiết kế với máy tính hỗ trợ, vì vậy các dụng cụ vật lý này chủ yếu phục vụ cho mục đích giáo khoa trong giảng dạy về hình học, vẽ kỹ thuật,…

Việc phát minh ra compa đo tỷ lệ được cho là do Galilée phát minh vào cuối thế kỷ 16, nhưng ý tưởng về nó cũng như một số ứng dụng của nó có thể có từ trước đó. Chiếc đầu tiên có thể đã do Guidobaldo del Monte, bạn của Galilée, làm vào năm 1658.

Compas đo tỷ lệ có ở trong các túi đồ dùng toán học bên cạnh những dụng cụ đo, vẽ: compas có mũi nhọn, thước, êke và thước đo độ. Nếu nó chỉ là một toán đồ hơn là một dụng cụ tính toán thật sự thì nó vẫn cho phép giải một số bài toán hình học thực tiễn hoặc một số bài toán liên quan đến việc sử dụng các kim loại mà không cần một tính toán nào, và là một dụng cụ hết sức tài tình và có ích.

Compas đo tỷ lệ, được sử dụng rất phổ biến, sau khi xuất hiện được vài năm, đã gợi ý cho Edmond Gunter phát minh ra thước tính. Compas đo tỷ lệ đã là một trong những dụng cụ được sử dụng nhiều nhất cho đến cuối thế kỷ 19. Nó đã được chế tạo ở Anh, Pháp và Ý.

Câu trả lời:

Những năm tháng học đường, em đã được tiếp xúc và khám phá rất nhiều những tác phẩm văn học hay, có ca dao dân ca, có tục ngữ, truyện ngắn và cả thơ, mỗi tác phẩm lại mang đến cho em những bài học sâu sắc. Nhắc đến thơ thì với em, thơ Bác luôn giữ một vị trí đặc biệt, đọc những bài thơ Người viết, em thấy mình yêu thêm quê hương, đất nước, thấy mình cần nhiều hơn nữa những cố gắng để hoàn thiện, để sống thật ý nghĩa hôm nay. Bài thơ "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ của Bác Hồ mà em say mê nhất, một bài thơ đầy bình dị với những hình ảnh thân thuộc mà mang giá trị lớn, hàm súc về nội dung ý nghĩa.

Cảnh khuya được viết vào năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt. Bác viết bài thơ này khi đang ở chiến khu Việt Bắc.

" Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Việt Bắc vốn nổi tiếng với cảnh sắc, tình người, và khi được cảm nhận qua tâm hồn nhạy cảm của người thi sĩ thì cảnh sắc ấy còn đẹp và thơ hơn thế. Xa xa, nghe tiếng suối thì thầm, róc rách, tiếng suối ấy sao nhẹ nhàng, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca. Âm thanh du dương của tiếng suối chảy khiến lòng thi nhân say mê, ví như thanh âm của tiếng nhạc mà ai đang ngẫu hứng cất lên đâu đó. Cũng viết về âm thanh tiếng suối, Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca cũng từng viết: 

"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"

Cách cảm tinh tế của những người thi sĩ thật kì lạ, tiếng suối ví như tiếng đàn, tiếng hát, tiếng suối thiết tha, tự nhiên mà khiến lòng thổn thức, mê đắm. Giữa đêm khuya, mọi vật dường như đang chìm vào giấc mộng đẹp, giữa khoảng không ìm lìm và tĩnh mịch ấy lại nghe tiếng suối chảy xa xa, nghĩ đến từng làn nước trong lành , tươi mát theo dòng chảy, chạm vào từng hòn đá ven suối mà tạo ra thứ nhạc điệu say mê. Chốn rừng chiến khu nơi bom đạn đang chực chờ, nơi những hiểm nguy đang rình rập mà cào xé lấy con người, ta vẫn cảm nhận được chút bình yên, êm ả, tiếng suối réo mang cả sự ấm áp của tiếng hát thiên nhiên, của của lòng người trao nhau. 

Âm thanh tiếng suối hoà dưới ánh trăng hiền dịu:

" Trăng lòng cổ thụ, bóng lồng hoa

Trăng vốn bản thân nó đã rất đẹp, trăng vào thơ còn đẹp và tình hơn gấp trăm ngàn lần. Trăng cùng người chiến sĩ đi qua bao tháng năm, bao chặng đường, Chính Hữu từng ví ánh trăng là lý tưởng cách mạng:

" Đêm nay, rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng, trăng treo!"

ác cũng từng xem trăng là người tri kỉ, là kẻ lãng du có tâm hồn đồng điệu với thì nhân:

" Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Đến với "Cảnh khuya", trăng xinh đẹp tựa một bức tranh huyền diệu: 

" Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"

Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu.  Đó là ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bộc lấy những lùm hoa. Hay cũng có thể hiểu đó là ánh sáng của trăng luồn qua những kẽ lá của bóng cây xanh, in xuống mặt đất thứ ánh sáng lung linh  đẹp tựa như những bông hoa. Nhưng dù hiểu như thế nào đi nữa thì trăng chiến khu lúc này đây đẹp quá, mang nhiều yêu thương quá, trăng hoà quyện, rộng mở mà ôm ấp, âu yếm, bao bọc lấy cây cỏ và cảnh vật thiên nhiên. Nhịp thời 4/ 3 theo lối tiểu đối cùng điệp từ "lồng" đã khắc họa nên hình ảnh thiên nhiên vô cùng gợi cảm và giàu chất thơ. "Cảnh khuya" có nhạc, có hoạ, cảnh khuya hấp dẫn dịu dàng, trăng, suối của núi rừng chốn Tây Bắc đã cho thi nhân nguồn cảm hứng dạt dào viết nên những câu thơ chứa chan niềm yêu và sự thiết tha với thiên nhiên nhiều đến thế.

Nếu hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh thì đến với hai câu cuối, tác giả bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng của chính mình rõ hơn:

" Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Bác Hồ, một con người tinh tế với một tâm hồn nhạy cảm, đúng trước một cảnh đẹp như vậy làm sao Bác có thể thờ ơ. Trước đó, trong "Ngắm trăng", Bác cũng từng bày tỏ:

"  Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"

Rung động trước cái đẹp là một điều tất yếu, cảnh việt Bắc đêm nay thật hữu tình nên thơ, Bác cũng yêu, cũng quý và muốn thưởng thức ngắm nhìn mãi, sợ sẽ mất đi những khoảnh khắc đẹp đẽ lúc này nên Bác không dám chợp mắt. Những có phải Bác không ngủ chỉ bởi thiên nhiên đẹp hay tại lòng của người chiến sĩ vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc:

" Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Đất nước đang trong giai đoạn khó khăn, nhân dân đang lầm than, khổ cực, bao chiến sĩ, đồng chí đang sống trong những hiểm nguy, thiếu thốn,... thì làm sao Bác có thể yên lòng mà say ngủ. Một người bôn ba bao năm chỉ vì muốn tìm con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, một người chịu những gông cùm, đoạ đầy cũng vì lẽ cứu đời giúp nước thì làm sao có thể dễ dàng chợp mắt khi nước nhà còn chưa độc lập, nhân dân chưa an ổn. Câu thơ cuối bài nói lên cả một tấm lòng yêu nước mãnh liệt của Người, Bác chưa ngủ vì những băn khoăn, những nỗi lắng lo cho cách mạng, rồi mai đây sẽ ra sao?, sẽ như thế nào?, cần làm gì để thoát khỏi những bè lũ xâm lăng? Câu thơ gợi cho ta nhớ đến nhà thơ Minh Huệ với câu chuyện Bác không ngủ:

"Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh."

Bác là vậy, chưa một lần người nghĩ cho bản thân, chưa một lần Bác sống vì bản thân mình. Mỗi việc Bác làm, mọi điều Bác nghĩ đều hướng về nhân dân, đều vì nhân dân. Và tâm hồn Bác đẹp như chính bức tranh cảnh khuya kia vậy, bao dung, dịu dàng, lấp lánh lý tưởng cao đẹp, lạc quan trọng khó khăn, gian nan. Tâm hồn yêu thiên nhiên hoà trong tình yêu cách mạng, yêu đất nước, quê hương.

Học xong tác phẩm, những lời thơ trong bài đi vào tâm trí em tự lúc nào không hay. Thơ Bác vẫn vậy, dễ nghe, dễ cảm, dễ nhớ và dễ thuộc, thơ Bác quá đỗi gần gũi và nhẹ nhàng và dạt dào tình cảm. Đọc bài thơ, em thấy thêm yêu, thêm kính trọng tấm lòng của Bác, em sẽ cố gắng học thật tốt, sống thật có ích để xứng đáng với những hy vọng và sự hy sinh của Người.

" Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả bọn sống một kiếp người"

Câu trả lời:

Kết quả = 5 

Câu trả lời:

Mở Bài:

Cách 1:

Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta.Đi cùng tà áo dài, chiếc nón lá làm tăng thêm vẻ dịu dàng, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Cách 2:

"Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên"

(Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)

Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Cách 3:

"Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ

Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay

Nón bài thơ e lệ trong tay

Thầm bước lặng, những khi trời dịu nắng"

Ai đã từng qua miền Trung nắng lửa không thể không biết đến nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón lá ấy đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiều truyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón lá trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá nhẹ nhàng và tà áo dài tha thướt đã đi vào thơ ca, nhạc họa của biết bao thế hệ.

Thân Bài:

1/ Nguồn gốc chiếc nón lá Việt Nam:

Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.

Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ở Huế hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),..Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.

2/ Nguyên vật liệu, cách làm nón lá Việt Nam:

a/ Chọn lá, sấy lá, ủi lá:

Để làm được một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. Lá có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ.

Lá dừa: để có được lá dừa làm nón phải mua từ trong Nam. Lá chuyển về chỉ là lá thô. Để lá có độ bền về thời gian cũng như màu sắc phải chọn lọc, phân loại lá và đem xử lí qua lưu huỳnh. Dẫu chọn lá có công phu nhưng nón làm bằng lá dừa vẫn không thể tinh xảo và đẹp bằng nón làm bằng lá cọ.Lá cọ: làm nón bằng lá cọ phải công phu hơn, lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. Nếu lá trắng và gân lá cũng trắng thì lá đã già làm nón không đẹp. Một chiếc nón đạt tiêu chuẩn phải có màu trắng xanh với những gân lá vẫn còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng, khi nón đan lên phải nổi những gân lá màu xanh đẹp mắt. Để đạt được tiêu chuẩn ấy thì phải tuân thủ đúng qui trình. Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (không phơi nắng). Sau đó lại phải phơi sương tiếp từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá được phẳng. Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm (lá cọ).

b/ Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:

Với cây mác sắt, người thợ làm nón (thường là đàn ông làm ở khâu này) chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ nhỉnh hơn đường kính que tăm một chút. Sau đó uốn những nan tre này thành những vòng tròn thật tròn đều và bóng bẩy từ nhỏ đến lớn. Mỗi cái nón sẽ cần 16 nan tre uốn thành vòng tròn này đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái khung bằng gỗ có hình chóp. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều tay không để các phiến lá chồng lên nhau hay xô lệch.

Kể về quá trình làm nón lá mà không kể đến nón bài thơ xứ Huế là một thiếu xót. Đặc biệt nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng vì chỉ có hai lớp: lớp lá trong gồm 20 lá, lớp lá ngoài cùng gồm 30 lá và lớp bài thơ được đặt nằm ở giữa. Khi xây lá lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp hay xô lệch để nón đạt được sự thanh và mỏng. Khi soi lên ánh nắng, ta đọc được bài thơ, nhìn thấy rõ hình cầu Tràng Tiền hay chùa Thiên Mụ. Chính những chi tiết này đã tạo nên nét đặc trưng cho nón bài thơ xứ Huế.

c/ Chằm nón:

Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo, dai, săn chắc và phải có màu trắng trong suốt. Các lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp. Khi nón đã chằm hoàn tất người ta đính thêm vào chớp nón một cái "xoài" được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón. Sau đó mới phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.

Ở vòng tròn lớn bằng nan tre dưới đáy hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. Quai nón thường được làm bằng lụa, the, nhung,...với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí,..càng làm tăng thêm nét duyên cho người đội nón.

Chiếc nón đẹp không chỉ ở đường kim, mũi chỉ mà còn ở dáng nón. Chiếc nón còn đẹp bởi đây là sản phẩm đặc trưng mang nét văn hóa truyền thống được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của những người thợ ở các làng nghề.

3/ Công dụng:

Từ làng Chuông ở Tây Hồ đến Ba Đồn những chiếc nón lá trải đi khắp nẻo đường và trở thành thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ. Buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ sinh với tà áo trăng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành nón lá là lúm đồng tiền làm duyên đã làm say lòng, là cảm hứng nghệ thuật của bao văn nhân, nghệ sĩ,...

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.

4/ Bảo quản:

Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.

Kết Bài:

Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.Nhiều người Việt xa nước, nơi đất khách quê người trông thấy hình ảnh chiếc nón lá họ có cảm giác quê hương đang hiện ra trước mắt.

Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.

Câu trả lời:

Mở Bài:

Cách 1:

Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta.Đi cùng tà áo dài, chiếc nón lá làm tăng thêm vẻ dịu dàng, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Cách 2:

"Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên"

(Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)

Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Cách 3:

"Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ

Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay

Nón bài thơ e lệ trong tay

Thầm bước lặng, những khi trời dịu nắng"

Ai đã từng qua miền Trung nắng lửa không thể không biết đến nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón lá ấy đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiều truyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón lá trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá nhẹ nhàng và tà áo dài tha thướt đã đi vào thơ ca, nhạc họa của biết bao thế hệ.

Thân Bài:

1/ Nguồn gốc chiếc nón lá Việt Nam:

Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.

Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ở Huế hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),..Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.

2/ Nguyên vật liệu, cách làm nón lá Việt Nam:

a/ Chọn lá, sấy lá, ủi lá:

Để làm được một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. Lá có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ.

Lá dừa: để có được lá dừa làm nón phải mua từ trong Nam. Lá chuyển về chỉ là lá thô. Để lá có độ bền về thời gian cũng như màu sắc phải chọn lọc, phân loại lá và đem xử lí qua lưu huỳnh. Dẫu chọn lá có công phu nhưng nón làm bằng lá dừa vẫn không thể tinh xảo và đẹp bằng nón làm bằng lá cọ.Lá cọ: làm nón bằng lá cọ phải công phu hơn, lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. Nếu lá trắng và gân lá cũng trắng thì lá đã già làm nón không đẹp. Một chiếc nón đạt tiêu chuẩn phải có màu trắng xanh với những gân lá vẫn còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng, khi nón đan lên phải nổi những gân lá màu xanh đẹp mắt. Để đạt được tiêu chuẩn ấy thì phải tuân thủ đúng qui trình. Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (không phơi nắng). Sau đó lại phải phơi sương tiếp từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá được phẳng. Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm (lá cọ).

b/ Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:

Với cây mác sắt, người thợ làm nón (thường là đàn ông làm ở khâu này) chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ nhỉnh hơn đường kính que tăm một chút. Sau đó uốn những nan tre này thành những vòng tròn thật tròn đều và bóng bẩy từ nhỏ đến lớn. Mỗi cái nón sẽ cần 16 nan tre uốn thành vòng tròn này đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái khung bằng gỗ có hình chóp. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều tay không để các phiến lá chồng lên nhau hay xô lệch.

Kể về quá trình làm nón lá mà không kể đến nón bài thơ xứ Huế là một thiếu xót. Đặc biệt nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng vì chỉ có hai lớp: lớp lá trong gồm 20 lá, lớp lá ngoài cùng gồm 30 lá và lớp bài thơ được đặt nằm ở giữa. Khi xây lá lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp hay xô lệch để nón đạt được sự thanh và mỏng. Khi soi lên ánh nắng, ta đọc được bài thơ, nhìn thấy rõ hình cầu Tràng Tiền hay chùa Thiên Mụ. Chính những chi tiết này đã tạo nên nét đặc trưng cho nón bài thơ xứ Huế.

c/ Chằm nón:

Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo, dai, săn chắc và phải có màu trắng trong suốt. Các lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp. Khi nón đã chằm hoàn tất người ta đính thêm vào chớp nón một cái "xoài" được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón. Sau đó mới phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.

Ở vòng tròn lớn bằng nan tre dưới đáy hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. Quai nón thường được làm bằng lụa, the, nhung,...với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí,..càng làm tăng thêm nét duyên cho người đội nón.

Chiếc nón đẹp không chỉ ở đường kim, mũi chỉ mà còn ở dáng nón. Chiếc nón còn đẹp bởi đây là sản phẩm đặc trưng mang nét văn hóa truyền thống được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của những người thợ ở các làng nghề.

3/ Công dụng:

Từ làng Chuông ở Tây Hồ đến Ba Đồn những chiếc nón lá trải đi khắp nẻo đường và trở thành thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ. Buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ sinh với tà áo trăng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành nón lá là lúm đồng tiền làm duyên đã làm say lòng, là cảm hứng nghệ thuật của bao văn nhân, nghệ sĩ,...

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.

4/ Bảo quản:

Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.

Kết Bài:

Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.Nhiều người Việt xa nước, nơi đất khách quê người trông thấy hình ảnh chiếc nón lá họ có cảm giác quê hương đang hiện ra trước mắt.

Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.