Khi mắc một bàn là vào hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ dòng điện là 2,5A. Tính:
a, Điện trở và công suất của bàn là đó
b, Điện năng bàn là tiêu thụ trong 30 ngày (mỗi ngày dùng 2 giờ) theo đơn vị Jun và số đếm tương ứng công tơ điện
Có hai điện trở R1 = 20 Ω và R2 =60 Ω
a, So sánh và tính nhiệt lượng toả ra trên hai điện trở trong thời gian 30 phút khi:
- R1 và R2 mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V
- R1 và R2 mắc song song vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V
b, Từ kết quả của câu a và b, em có nhận xét gì?
Nhúng một dây dẫn có điện trở 100Ω vào một nhiệt lượng kế chứa nước ở 230C. Cường độ dòng điện 3A chạy qua dây thì trong thời gian 15 phút nước sôi. Tính lượng nước đựng trong nhiệt lượng kế. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và bỏ qua nhiệt lượng do nhiệt lượng kế hấp thụ.
Một vật dẫn có điện không đổi tiêu thụ công suất là 150W. Một học sinh khẳng định rằng khi cường độ dòng điện qua vật dẫn tăng gấp 2 lần thì công suât tiêu thụ của nó cũng tăng lên 2 lần
a, Điều đó đúng hay sai? Tại sao?
b, Tính nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi cường độ dòng điện tang gấp 2 lần trong 20 phút ra Jun, kWh và calo.
Mắc hai điện trở R1 và R2 lần lượt theo 2 cách nối tiếp và song song rồi cho dòng điện chạy qua mạch. Chứng minh rằng:
a, Trong đoạn mạch mắc nối tiếp nhiệt lượng toả ra ở mỗi dây tỉ lệ thuận với điện trở của dây: R1/R2 = Q1/Q2
b, Trong đoạn mạch mắc song song nhiệt lượng toả ra ở mỗi dây tỉ lệ nghịch với điện trở của dây Q1/Q2=R2/R1
Có hai điện trở R1 = 120Ω và R2 = 80Ω được mắc nối tiếp vào mạch điện có hiệu điện thế 220V trong thời gian 1 giờ.
a,Tính nhiệt lượng toả ra trên mỗi điện trở trong thời gian đó
b, Tính nhiệt lượng toả ra trên toàn mạch và so sánh với nhiệt lượng toả ra trên hai điện trở đó.