Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 95
Điểm GP 4
Điểm SP 93

Người theo dõi (4)

Đang theo dõi (4)


Câu trả lời:

BẠN TỰ KẺ BẢNG NHA

Bài thơ đã diễn tả sâu sắc nồi sầu chia li của người vợ có chồng ra trận. Nỗi sầu đó được tác giả diễn tả bằng ngôn từ điêu luyện và đặc biệt là việc sử dụng điệp ngữ rất tài tình. Điệp ngữ trong bài có rất nhiều dạng:
- Điệp ngữ là một từ: Hàm Dương, Tiêu Tương
- Điệp ngữ là môt câu: Chàng thì đi ... Thiếp thì về...
- Điệp ngữ chuyển tiếp (dạng vòng):
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?...
Tác dụng: Các điệp ngữ trong bài rất phong phú, đã mang lại giá trị biểu cảm sâu sắc cho bài văn. Nổi sầu li biệt của người chinh phu và chinh phụ được diễn tả vô cùng ấn tượng, gợi lện hình ảnh một cuộc chia li bất tận

-Điệp ngữ cách quãng:

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cắt Tiêu Tương mấy trùng.

Tác dụng:Gợi lên sự xa cách của không gian.

-Điệp ngữ đầu - cuối: Phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới.

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dây xanh ngắt một màu

Tá dụng : Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu,nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.

Có gì thiếu sót bạn bổ sung nhé!.Thấy được thì bạn tham khảo nha!

Câu trả lời:

Giải thích ý kiến

Đề tài:là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chon, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản
– Đôi mắt: tượng trưng cho cái nhìn, sự cảm nhận, đánh giá mang màu sắc riêng, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan độc đáo của người nghệ sĩ.
Cả câu của Raxun Gamzatop thực chất muốn khuyên các nhà văn trẻ: cái quyết định tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm, giá trị của tài năng không phải ở đề tài. Vấn đề quan trọng là nhà văn phải có cái nhìn riêng, những khám phá riêng độc đáo về đề tài đó.

Phân tích Tự tình II (Hồ Xuân Hương) và Thương vợ (Tú Xương) để làm sáng tỏ ý kiến trên

2.1. Tự tình II Thương vợđiểm gặp gỡ về phương diện đề tài
– Hai tác phẩm đều có sự gặp gỡ về đề tài: đó là hình tượng người phụ nữ. Đây vốn là một đề tài quen thuộc, từ văn học dân gian đến những sáng tác tiêu biểu của văn học trung đại đều dành sự quan tâm lớn cho hình tượng này.
– Điểm chung của Hồ Xuân Hương và Tú Xương khi viết về đề tài người phụ nữ
+ Phát hiện và cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ. Đó là nỗi khổ vì cuộc sống cơ cực, vất vả gánh vác lo toan chèo chống cả một gia đình mà thiếu sự đồng cảm sẻ chia về trách nhiệm (Thương vợ). Nỗi khổ vì cô đơn, khao khát hạnh phúc nhưng chỉ nhận lại sự bẽ bàng duyên phận (Tự tình II).
+ Khắc hoạ vẻ đẹp và khẳng định phẩm chất của người phụ nữ. Đó là tấm lòng khoan dung khi không nề hà trách nhiệm với gia đình dù phải đối diện với những gian lao trong cuộc sống (Thương vợ). Vẻ đẹp của một con người biết ý thức sâu sắc về giá trị bản thân để kiêu hãnh và mạnh mẽ ngay trong những tình thế bi đát nhất (Tự tình II).
2.2. Cách nhìn, cách cảm nhận riêng, khám phá riêng của mỗi nhà thơ
Hồ Xuân Hương với Tự tình II mang cái nhìn của người trong cuộc, hình tượng người phụ nữ trong thơ là chính con người của nhà thơ: vừa chân thành, thiết tha, vừa ngạo nghễ thách đố; vừa buồn đau tuyệt vọng vừa cứng cỏi mạnh mẽ. Tất cả đều biểu hiện một sự tự ý thức đầy cá tính, làm thay đổi ấn tượng về người phụ nữ trong xã hội xưa.
– Tú Xương với bài Thương vợ: mang cái nhìn của người khác phái – một nhà nho đầy tự trọng và một người đàn ông có tình, có ý thức về trách nhiệm của bản thân. Thế nên, cái nhìn ấy vừa trân trọng vừa xót xa. Qua cái nhìn ấy, chân dung bà Tú hiện lên hoàn chỉnh: từ quan hệ bươn trải với đời, đến quan hệ với gia đình, từ con người của công việc làm ăn đảm đang tháo vát đến con người của đức độ, thảo hiền, đầy tinh thần vị tha, xả kỉ.
– Cái nhìn độc đáo của Hồ Xuân Hương và Tú Xương khi viết về đề tài người phụ nữ còn thể hiện tài năng và tấm lòng của người nghệ sĩ.
+ Cả “Bà chúa thơ Nôm” (theo cách gọi của Xuân Diệu) lẫn “ông hoàng của thơ Nôm” (theo cách gọi của Nguyễn Tuân) đều thể hiện tài năng nghệ thuật đặc sắc của mình. Tiếp thu một cách có sáng tạo chất liệu ngôn ngữ và hình ảnh trong thơ ca dân gian để xây dựng hình tượng người phụ nữ vừa mang những vẻ đẹp truyền thống lại vừa có những nét riêng độc đáo; lựa chọn các chi tiết nghệ thuật đặc sắc với lối diễn đạt vừa giản dị, tự nhiên vừa sắc sảo để tạo sức hấp dẫn cho hình tượng.
+ Cái nhìn đó thể hiện bản lĩnh cứng cỏi và tấm lòng thiết tha với cuộc đời, với tình duyên của nữ sĩ họ Hồ; cho thấy nhân cách nhà nho trong sáng, vị tha của Tú Xương khi ông từ bỏ vẻ cao đạo của thói thường để thấu hiểu cuộc sống đời thường và sẻ chia, cảm thông với người phụ nữ.

Đánh giá, nâng caoCái nhìn độc đáo, sự khám phá riêng của mỗi nhà thơ dù cùng viết về một đề tài chính là bản chất của nghệ thuật đích thực, là yêu cầu nghiệt ngã của sáng tạo văn chương mà chỉ những tài năng chân chính mới đủ sức vượt qua. – Những cảm nhận mới mẻ của Hồ Xuân Hương và Tú Xương đã góp phần làm phong phú vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ trong thơ ca Việt Nam thời trung đại.
– Ý kiến của Raxun Gamzatop là bài học đối với người nghệ sĩ, đồng thời là gợi ý đối với những người đọc chân chính của văn chương: khi đọc một tác phẩm, không nên chỉ chạy theo “chủ nghĩa đề tài” mà cần có ý thức phát hiện cái nhìn riêng của từng tác giả.

Câu trả lời:

Tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" của tác giả Huy Cận có lẽ chính là viên ngọc ấn tượng nhất trong chuỗi những tác phẩm về ngợi ca tinh thần lao động trong giai đoạn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tác phẩm này được Huy Cận sáng tác năm 1958 trong một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Chứng kiến cảnh ngư dân lao động vất vả và tinh thần hăng hái của họ đã thổi hồn cảm hứng cho ông sáng tác ra tác phẩm này. Có lẽ cũng chính vì thế mà tác phẩm của ông diễn tả rất chân thực, rất sinh động không khí lao động và tinh thần của người dân lao động trên biển. Và đối với riêng tôi thì hai khổ thơ đầu của bài thơ chính là bức phác họa rõ nét nhất của bức tranh tinh thần lao động hăng hái và lạc quan của người dân làng chài do tác giả Huy Cận đã vẽ.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh của đoàn thuyền cá ra khơi với sự hào hứng và hăng hái :

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"

Thời điểm mà tác giả miêu tả đoàn thuyền chính là lúc hoàng hôn. Bằng cặp mắt quan sát tinh tế, giọng thơ nhịp nhàng tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để ví mặt trời đang từ từ lặn sâu xuống lòng biển kia giống như một hòn lửa. Và với cách so sánh ấy đã làm cho tôi cảm thấy như trước mắt mình là một không gian huy hoàng và tráng lệ làm lòng người ngây ngất. Thế nhưng không gian đẹp đẽ kia cũng chỉ trong chốc lát mà thôi mà tiếp theo đó chính là màn đêm dẫn chiếm toàn bộ không gian và sự chuyển giao không gian này đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa một cách rất tài tình , "sóng đã cài then, đêm sập cửa" thể hiện sự dứt khoát khi chuyển giao giữa hoàng hôn và đêm đen. Ngoài ra tác giả còn rất tinh tế khi tạo ra sự đối lập giữa thiên nhiên và con người qua câu thơ. Khi mà cả đất trời đã chìm vào giấc ngủ, nghỉ ngơi và thư giãn thì những người dân lao động lại phải ra khơi, bắt đầu cho cuộc lao động miệt mài. Nhưng không chỉ thế, trong câu "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi", từ "lại" đã thể hiện một cách rất rõ nét rằng đây không phải là lần đầu tiên đi đánh cá mà đây là một việc thường xuyên và đã được lặp đi, lặp lại một cách đều đặn, thường xuyên không phải của con thuyền mà là cả đoàn thuyền. Mà qua đó, ta có thể thấy được tinh thần đoàn kết, phấn khởi lao động, khí thể khẩn trương của người dân làng chài và tinh thần ấy cũng được thể hiện qua những câu hát khỏe khoắn, những câu hát mà dường như có thể hòa vào trong gió, thổi căng cánh buồm đẩy con thuyền thẳng tiến ra khơi.


Ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của người dân làng chài càng thêm rõ nét hơn:

"Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi"

Rõ ràng là lời thơ của tác giả nhưng ta lại cảm thấy giống như đó là những câu hát của người đi trên biển. Những câu thơ không chỉ thể hiện tâm hồn vui vẻ, tinh thần lạc quan và khí thế khẩn trương của ngư dân trước biển khơi mà còn nói lên nỗi niềm mơ ước từ trong thâm tâm của mỗi người dân. Đi đánh cá được nhiều hay ít hoàn toàn là sự may rủi nên trong câu hát như đang thể hiện ước mong của họ, ước mong rằng trời yên biển lặng, mong có thể đánh bắt được nhiều cá hơn. Giọng thơ của Huy Cận gân guốc và hùng tráng thế nhưng đối với tôi, trong khổ thơ thứ hai này thì giọng điệu thơ lại như được ngân lên một cách hứng khởi và ngọt ngào, vang mãi, xa mãi trên biển khơi vô bờ. Hình ảnh của chú cá thu được sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và so sánh khiến cho lời thơ của tác giả Huy Cận càng thêm phần độc đáo và sáng tạo theo một cách rất riêng.

Qua hai khổ thơ của bài "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận, làm cho tinh thần lao động hăng hái, lạc quan của người dân được khắc rất rõ trong tâm trí tôi và đặc biệt là bức tranh sơn mài lộng lẫy về biển khơi, về những người dân làng chài-những con người không quản ngày đêm để làm ra thêm nhiều của cải cho đất nước. Và việc khắc họa một cách rõ nét và độc đáo và đặc biệt là rất đẹp, đẹp về cảnh thiên nhiên,đẹp về tinh thần lao động của người dân có lẽ chính là thành công lớn nhất và cũng chính là điều tôi khâm phục nhất ở nhà thơ Huy Cận trong tác phẩm này.

BẠN THAM KHẢO NHÉ