Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đà Nẵng , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 49
Số lượng câu trả lời 19
Điểm GP 0
Điểm SP 3

Người theo dõi (7)

Ari Chan TM
Kim Jisoo
Jennie BLINK

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Bài 13. Máy cơ đơn giản

Câu hỏi:

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi độ lớn của lực dùng để kéo vật lên?

A. Ròng rọc động C. Đòn bẩy

B. Ròng rọc cố định D. Mặt phẳng nghiêng

Câu 2: Người thợ xây dùng máy cơ đơn giản nào sau đây để khi đứng dưới mặt đất vẫn đưa được xô vữa lên cao?

A. Mặt phẳng nghiêng C. Ròng rọc cố định

B. Đòn bẩy D. Ròng rọc động

Câu 3: Dùng ròng rọc động đưa vật có khối lượng 50kg lên cao thì ta cần một lực kéo có độ lớn nhỏ nhất bằng

A. 500N B. 510N C. 240N D. 250N

Câu 4: Khi đưa một vật nặng lên cao muốn vừa thay đổi được hướng của lực kéo, vừa giảm được độ lớn của lực kéo, người ta dùng

A. Ròng rọc cố định C. Pa lăng ( kết hợp ròng rọc cố định và ròng rọc động )

B. Đòn bẩy D. Ròng rọc động

Câu 5: Thiết bị bao gồm cả ròng rọc động và ròng rọc cố định được gọi là …………

A. Máy cơ đơn giản C. Máy kéo

B. Cần cẩu D. Pa lăng

Câu 6: Chọn câu phát biểu sai:

A. Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

B. Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

C. Dùng pa lăng cho phép giảm cường độ lực kéo đồng thời làm đổi hướng của lực kéo.

D. Ròng rọc cố định giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Câu 7: Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên người ta thường sử dụng

A. Ròng rọc cố đinh C. Đòn bẩy

B. Mặt phẳng nghiêng D. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy

mị cần gấp giúp mị dới !! HU HU!! XIN BN Ó

Chủ đề:

Làm quen với tin học và máy tính điện tử

Câu hỏi:

I. TRẮC NGHIỆM :Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Để di chuyển con trỏ tới vị trí cần thiết, ta thực hiện:

A. Bằng cách nháy chuột vào vị trí đó

B. Bằng cách nháy chuột vào vị trí cuối dòng

C. Bằng cách nháy chuột vào vị trí đầu dòng

D. Bằng cách nháy đúp chuột vào vị trí đó

Câu 2: Để gõ dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng theo kiểu Telex tương ứng với những phím nào?

A. f, s, j, r, x

B. s, f, r, j, x

C. f, s, r, x, j

D. s, f, x, r, j

Câu 3: Chọn câu gõ đúng quy tắc gõ văn bản trong Word.

A. Buổi sáng, chim hót véo von.

B. Buổi sáng , chim hót véo von.

C. Buổi sáng,chim hót véo von.

D. Buổi sáng ,chim hót véo von .

Câu 4: Giữa các từ dùng mấy kí tự trống để phân cách?

A. 1 B. 2 C. 2 D. 4

Câu 5: Máy tính xác định câu: “Ngày nay, khi soạn thảo văn bản, chúng ta thường sử dụng máy tính” gồm bao nhiêu từ ?

A. 13 từ B. 14 từ C. 11 từ D. 12 từ

Câu 6: Chọn câu sai:

A. Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em phải trình bày văn bản ngay khi gõ nội dung văn bản

B. Khi gõ nội dung văn bản, máy tính tự động xuống dòng dưới khi con trỏ soạn thảo đã tới lề phải

C. Khi soạn thảo nội dung văn bản, em có thể sửa lỗi trong văn bản bất kì lúc nào em thấy cần thiết

D. Có nhiều phông chữ khác nhau dùng để hiển thị và in chữ Tiếng Việt

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng về con trỏ soạn thảo văn bản:

A. Có dạng chữ I in hoa hoặc hình mũi tên

B. Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình

C. Cho biết vị trí xuất hiện của ký tự được gõ vào

D. Cả B và C

Câu 8: Mục nào dưới đây sắp xếp theo thứ tự đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn?

A. Kí tự - câu - từ - đoạn văn bản

B. Kí tự - từ - câu - đoạn văn bản

C. Từ - kí tự - câu - đoạn văn bản

D. Từ - câu - đoạn văn bản - kí tự

Câu 9: Các thành phần của văn bản gồm:

A. Kí tự B. Đoạn C. Trang D. Tất cả đáp án trên

Câu 10: Trong các phông chữ dưới đây, phông chữ nào dùng mã Unicode?

A. VNI-Times B. VnArial C. VnTime D. Time New Roman

Câu 11: Phần mềm gõ chữ Việt đang được sử dụng phổ biến là:

A. VietKey B. VTKey C. UniKey D. TocKyVNKey

Câu 12: Trong các cách gõ dưới đây, cách nào gõ đúng theo kiểu gõ VNI?

A. Nguyeenx Traix B. Nguye6n4 Tra4i

C. Nguyeenx Tra4i D. Tất cả ý trên

Câu 13: Có thể gõ chữ Việt theo mấy kiểu cơ bản ?

A. 2 kiểu VNI và TELEX B. Chỉ gõ được kiểu TELEX

C. Chỉ gõ được kiểu VNI D. Tất cả đều sai

Câu 14: Khi gõ nội dung văn bản, kết thúc 1 đoạn, muốn xuống dòng, ta nhấn phím:

A. Enter B. ¤ C. End D. Home

Câu 15: Thành phần cơ bản nhất của văn bản là:

A. Trang B. Đoạn C. Kí tự D. Dòng

Chủ đề:

Trái đất

Câu hỏi:

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 LẦN 2

I. Trắc nghiệm: Chọn ý đúng nhất ở các câu sau:

Câu 1: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường:

A. kinh tuyến.

B. kinh tuyến gốc.

C. vĩ tuyến.

D. vĩ tuyến gốc.

Câu 2: Bản đồ là:

A. hình ảnh chụp từ vệ tinh về một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thực tế khá chính xác về một quốc gia, khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng.

C. Hình vẽ thực tế chính xác về một quốc gia hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

D. Hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu 3: Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ

A. độ lớn của bản đồ so với ngoài thực địa.

B. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít so với quả Địa cầu.

C. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.

Câu 4: Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là:

A. 10km

B. 12km

C. 16km

D. 20km

Câu 5: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết thấp nhất?

A. 1: 7.500 C. 1: 200.000

B. 1: 15.000 D. 1: 1.000.000

Câu 6: Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào?

A. Tây C. Bắc

B. Đông D. Nam

Câu 7: Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 60oT. Cách viết tọa độ địa lí của điểm đó là:

Chủ đề:

Trái đất

Câu hỏi:

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 LẦN 2

I. Trắc nghiệm: Chọn ý đúng nhất ở các câu sau:

Câu 1: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường:

A. kinh tuyến.

B. kinh tuyến gốc.

C. vĩ tuyến.

D. vĩ tuyến gốc.

Câu 2: Bản đồ là:

A. hình ảnh chụp từ vệ tinh về một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thực tế khá chính xác về một quốc gia, khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng.

C. Hình vẽ thực tế chính xác về một quốc gia hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

D. Hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu 3: Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ

A. độ lớn của bản đồ so với ngoài thực địa.

B. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít so với quả Địa cầu.

C. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.

Câu 4: Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là:

A. 10km

B. 12km

C. 16km

D. 20km

Câu 5: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết thấp nhất?

A. 1: 7.500 C. 1: 200.000

B. 1: 15.000 D. 1: 1.000.000

Câu 6: Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào?

A. Tây C. Bắc

B. Đông D. Nam

Câu 7: Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 60oT. Cách viết tọa độ địa lí của điểm đó là:

Câu 8: Khi đọc hiểu nội dung bản đồ thì bước đầu tiên phải làm là:

A. xem tỉ lệ.

B. đọc độ cao trên đường đồng mức.

C. tìm phương hướng.

D. đọc bản chú giải.

Câu 9: Nội lực tạo ra hiện tượng gì?

A. Động đất, núi lửa

B. Sóng thần

C. Lũ lụt

D. Phong hóa

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?

A. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.

B. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống.

C. Xâm thực, xói mòn các loại đá.

D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.

Câu 11: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình ngoại lực?

A. Xói mòn. C. Nâng lên hạ xuống.

B. Xâm thực. D. Phong hoá.

Câu 12: Núi trẻ là núi có đặc điểm:

A. đỉnh tròn, sườn dốc.

B. đỉnh tròn, sườn thoải.

C. đỉnh nhọn, sườn dốc.

D. đỉnh nhọn, sườn thoải.

Câu 13: Núi già là núi có đặc điểm:

A. đỉnh tròn, sườn thoai thoải.

B. đỉnh nhọn, sườn thoai thoải.

C. đỉnh tròn, sườn dốc.

D. đỉnh nhọn, sườn dốc.

Câu 14: Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

A. mực nước biển.

B. chân núi.

C. đáy đại dương.

D. chỗ thấp nhất của chân núi.

Câu 15: Bình nguyên (đồng bằng) có độ cao tuyệt đối thường dưới

A. 200 m.

B. 300 m.

C. 400 m.

D. 500 m.

II. Tự luận:

Câu 1. Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

Câu 2. Kể tên một số địa mảng lớn cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất? Các địa mảng di chuyển như thế nào và ảnh hưởng của chúng đến lớp vỏ Trái Đất ?

Chủ đề:

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

Câu hỏi:

Giúp nak. please. có trắc nghiệm mấy . Giúp mik nhaaa. nhìn đề dài zdậy thui chớ ngắn lắm ak. các bn nhớ giúp nha. THANK KIU

I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Trong văn bản " Sông nước Cà Mau", màu sắc nào không được tác giả dùng thể hiện màu xanh của rừng đước Cà Mau?

A. Màu xanh lá mạ; B. Màu xanh biêng biếc;

C. Màu xanh rêu; D. Màu xanh chai lọ.

Câu 2: Trong văn bản " Sông nước Cà Mau", chi tiết nào không thể hiện sự hùng vĩ của sông nước Cà Mau?

A. Rộng hơn ngàn thước;

B. Hai bên bờ mọc toàn những cây mái giầm;

C. Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác;

D. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 3: So sánh liên tưởng nào sau đây không phù hợp để tả mặt trăng đêm rằm?

A. Mặt trăng to tròn như chiếc mâm con;

B. Mặt trăng tròn như một quả bóng ai để quên giữa trời;

C. Trăng khuya sáng tỏ hơn đèn;

D. Trăng mờ mờ như ánh sáng của ngọn đèn dầu.

Câu 4: Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” là:

A. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch; B. Trên con thuyền xuôi theo kênh rạch;

C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh; D. Ngồi một nơi mà tưởng tượng ra.

Câu 5: Khi làm văn miêu tả, người ta không cần những kỹ năng gì?

A. Quan sát, nhìn nhận; B. Nhận xét, đánh giá;

C. Liên tưởng, tưởng tượng; D. Xây dựng cốt truyện.

Câu 6: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

A. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

B. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

C. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh.

D. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

Câu 7: Chi tiết nào không thể dùng tả cảnh mặt trời mọc?

A. Mặt trời tròn hồng như một quả trứng gà;

B. Phía đông chân trời đã ửng hồng;

C. Mặt trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng;

D. Ánh sáng mặt trời bắt đầu chói chang.

Câu 8: Đoạn trích “Bài học đường đường đời đầu tiên” được trích từ?

A. Đất rừng phương Nam;

B. Quê ngoại;

C. Dế Mèn phiêu lưu kí;

D. Tuyển tập Tô Hoài.

Câu 9: Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, Dế Mèn không có nét tính cách nào?

A. Tự tin, dũng cảm; B. Tự phụ, kiêu căng;

C. Xem thường mọi người; D. Hung hăng, xốc nổi.

Câu 10: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất (Dế Mèn)

B. Ngôi thứ nhất (Dế Choắt)

C. Ngôi thứ ba (chị Cốc)

D. Ngôi thứ ba (Dế Choắt)

Câu 11: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi; B. Thương và ăn năn, hối hận;

C. Than thở và buồn phiền; D. Nghĩ ngợi và xúc động.

Câu 12: Câu văn nào có sử dụng phó từ?

A. Cô ấy cũng có răng khểnh; B. Mặt em bé tròn như trăng rằm;

C. Da chị ấy mịn như nhung; D. Chân anh ta dài nghêu.

Câu 13: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiênkhông có đặc sắc nghệ thuật gì?

A. Nghệ thuật miêu tả; B. Nghệ thuật kể chuyện;

C. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ; D. Nghệ thuật tả người.

Câu 14: Chi tiết nào sau đây cho thấy Dế Mèn là kẻ khinh thường bạn?

A. Đặt tên bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối;

B. Không giúp Dế Choắt đào hang;

C. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ;

D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc.

Câu 15: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ chỉ ý nghĩa gì?

A. Quan hệ thời gian, mức độ ;

B. Sự tiếp diễn tương tự ;

C. Sự phủ định, cầu khiến ;

D. Quan hệ trật tự.