Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 124
Điểm GP 14
Điểm SP 54

Người theo dõi (2)

Ctuu
Trần Mạnh Hòa

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

a. Mở bài:

- Con người là tài sản quý giá nhất. Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” đã làm sáng tỏ tư tưởng trên.

b. Thân bài:

* Giải thích câu tục ngữ:

- Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có ý nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều

- Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một >< mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so vớui của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.

- Không phải nhân dân không coi trọng của cải, nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào sánh dược

* Chứng minh:

- Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn.

+ Trong lao động, sản xuất: Của cải quý giá nhưng của cải là do con người làm ra, không có con người không có của cải: Người làm ra của, người sống đống vảng.

+ Trong quan hệ giữa người với người: Nếu chỉ coi trọng của cải, chúng ta sẽ dễ trở thành người cô độc, không người thân, bạn bè:

Có vàng vàng chẳng hay phô,

Có con nó nói trầm trồ dễ nghe

- Câu tục ngữ còn có thể sử dụng trong nhiều văn cảnh khác:

+ Phê phán những trường hợp coi của hơn người

+ An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân cho là “Của đi thay người”

+ Quan niệm về sinh đẻ trước đây: muốn đẻ nhiều con (Rậm người hơn rậm cỏ)

-> Câu tục ngữ đã đi vào đời sống dân gian bởi tính đúng đắn và giá trị nhân văn của nó.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại giái trị câu tục ngữ.