4) Đưa mảnh pôliêtylen sau khi đã cọ xát vào len lại gần một quả cầu bấc đang treo trên sợi chỉ tơ mảnh thì thấy chúng hút nhau. Qua hiện tượng đó em có kết luận gì về sự nhiễm điện của quả cầu bấc?
5) Dùng một thanh thủy tinh cọ xát vào lụa sau đó đưa lại gần chiếc thước nhựa đang nằm thăng bằng trên một trục quay thì thấy chúng đẩy nhau. Qua đó em có nhận xét gì về sự nhiễm điện của thước nhựa?
1) Chọn những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sao cho có ý nghĩa vật lý:
A) Một vật sau khi cọ xát vào vật khác thì vật đó bị nhiễm điện……….. …Vật nhiễm điện có khả năng … ….vật khác hoặc ………. qua vật khác.
B) Khi đặt hai vật …bị nhiễm điện……. gần nhau thì chúng…tác động……lẫn nhau:
- Hai vật nhiễm điện …cùng loại……thì chúng …đẩy…….nhau.
- Hai vật nhiễm điện …khác loại……thì chúng …hút…….nhau.
C) Thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa sẽ mang…điện tích dương…….. Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtylen/ thước nhựa sẽ mang …điện tích âm……
D) Khi 2 vật khác nhau cọ xát vào nhau thì chúng sẽ nhiễm điện …khác loại….
E) Dòng điện là dòng các …điện tích…… dịch chuyển có hướng………
F) Mỗi …nguồn điện……. đều có hai cực, đó là …cực âm….. và…cực dương…..
G)….Nguồn điện…… chỉ có thể hoạt động khi có …dòng điện……chạy qua nó.
2) Muốn nhận biết một vật có nhiễm điện hay không người ta thường có những cách nào? Vì sao?
3) So sánh sự giống nhau và khác nhau của pin và acquy về cấu tạo và tác dụng.
4) Đưa mảnh pôliêtylen sau khi đã cọ xát vào len lại gần một quả cầu bấc đang treo trên sợi chỉ tơ mảnh thì thấy chúng hút nhau. Qua hiện tượng đó em có kết luận gì về sự nhiễm điện của quả cầu bấc?
5) Dùng một thanh thủy tinh cọ xát vào lụa sau đó đưa lại gần chiếc thước nhựa đang nằm thăng bằng trên một trục quay thì thấy chúng đẩy nhau. Qua đó em có nhận xét gì về sự nhiễm điện của thước nhựa?
6) Treo quả cầu A và quả cầu B đã nhiễm điện bằng sợi chỉ tơ mảnh, khi đưa thước nhựa sẫm màu đã cọ xát vào vải khô lần lượt đến gần mỗi quả cầu thì thấy thước nhựa đẩy quả cầu A và hút quả cầu B. Hỏi quả cầu A và B nhiễm điện gì? Vì sao?
7) Sau khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì có hai ý kiến nói rằng:
- Bạn Minh khẳng định: thanh thủy tinh nhiễm điện dương (+), còn nhựa không nhiễm điện.
- Bạn Vũ lại khẳng định: thanh thủy tinh nhiễm điện dương (+), còn nhựa nhiễm điện âm (-).
Theo em ý kiến bạn nào đúng, bạn nào sai? Vì sao? Từ đó có kết luận gì?
8) Chúng ta thường nghe nói trên các nhà cao tầng thường được gắn các cột thu lôi. Hay trong các nhà máy, các máy móc thường được nối đất. Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống và kỹ thuật.